Đề tài " CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN "

Chế biến thuỷ sản là ngành kinh tế quan trọng và có tốc độ tăng trưởng nhanh ở nước số liệu của cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh (1998), sản lượng thuỷ hải sản năm 1998 là 1676000 tấn, trong đó có 540000 tấn do nuôi trồng thuỷ sản. Khoảng 24,3% số lượng này (400000 tấn) được chế biến để xuất khẩu và phần còn lại được tiêu thụ ở thị truờng nội địa dưới dạng tươi sống hoặc qua chế biến. Gía trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước gia tăng từ 109 triệu USD. | Số liệu bảng 1 cho thấy ngành chế biến hải sản là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhiều nhất cho môi trường đặc biệt là môi trường nước. Nước thải chế biến thuỷ sản chứa chất hữu cơ và chất dinh dưỡng (N,P) cao, tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển như: vi khuản thương hàn, tả, lỵ, siêu vi trùng gan và một số loài nấm gây bệnh cho da, đồng thời làm tăng lượng tảo trong nước (hiện tượng phú dưỡng-eutrophy). Loại nước thải này có nguy cơ gây ô nhiễm trầm trọng cho môi trường xung quanh nếu không được xử lí đúng mức. Ngoài ra nước thải chế biến thuỷ sản còn chứa dầu mỡ sinh ra từ quá trình chế biến cá có nhiều dầu. Một đặc điểm quan trọng khác là hầu hết các nhà máy chế biến thuỷ sản đề nằm ở ven biển, ngoại trừ thành phố Hồ Chí Minh, nên đều thiếu nước ngọt để chế biến. Vì vậy một số nhà máy dùng trực tiếp nước biển cho một số công đoạn trong quá trình chế biến như xả đá, mổ xẻ và rửa nguyên liêu. Do đó lượng nước thải này ít nhiều có độ mặn. Dưới đây là thành phần nước thải của nhà máy chế biến cá khô muối.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.