CHƯƠNG I KHOA HỌC, KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ Để có cơ sở bàn về nghiên cứu khoa học, trước hết cần xem xét các khía cạnh rất đa rạng và phong phú trong khái niệm hiện đại về khoa học. | ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Nguyễn Văn Hộ - Nguyễn Đăng Bình PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tài liệu dùng cho các lớp cao học thạc sĩ THÁI NGUYÊN - 2004 Bài mở đầu ĐỐI TƯỢNG VÀ Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC I. Đối tượng và nội dung nghiên cứu của phương pháp luận nghiên cứu khoa học Trước đây hầu như chỉ có triết học mới dành mối quan tâm nghiên cứu về khoa học như một phạm trù triết học nhằm giải thích nguồn gốc của khoa học các tuy luật nội tại của khoa học quan hệ giữa khoa học với khách thể mà khoa học nghiên cứu quan hệ giữa khoa học với các hình thái xã hội. Đã có một thời triết học lược coi là khoa học của các khoa học. Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ khoa học đã trở thành bộ máy khổng lồ đang nghiên cứu khám phá tất cả các góc cạnh của thế giới. Kết quả nghiên cứu đã tạo ra một hệ thống tri thức đồ sộ và mở ra kỷ nguyên bùng nổ thông tin. Những khám phá mới của khoa học đã làm thay đổi nhiều quan niệm truyền thống trong sản xuất vật chất và trong đời sống tinh thần của xã hội. Về mặt này khoa học không chỉ được xem xét trong quan hệ với khách thể mà khoa học nghiên cứu mà còn được xem xét trong quan hệ qua lại với hệ thống chính trị kinh tế và xã hội. Trước sự phát triển nhanh chóng ấy của khoa học và công nghệ đến phần mình bản thân khoa học cũng cần được nghiên cứu một cách khoa học. Một mặt phải tổng kết thực tiễn hoạt động nghiên cứu khoa học phân loại và hệ thống hoá toàn bộ những tri thức đã nhận thức được. Mặt khác phải khái quát những lý thuyết về cơ chế và phương pháp sáng tạo khoa học cũng như tìm tòi các biện pháp tổ chức quản lý tốt quá trình nghiên cứu khoa học. Như vậy là chính khoa học đã trở thành đối tượng nghiên cứu. Theo hướng đó trong hơn hai nghìn bộ môn khoa học hiện đại có một số bộ môn đã đề cập khá sâu sắc tới nhiều khía cạnh khác nhau của khoa học và hoạt động nghiên cứu khoa học như Lịch sử khoa học tâm lý học sáng tạo xã hội học khoa học kinh tế học khoa học tổ chức và quản lý khoa .