Trước hết chúng ta hãy nhắc lại rằng kỹ thuật chụp quang tuyến nhờ đến các tia X. Các tia X là những bức xạ ion hóa (rayonnement ionisant) không thể thấy được, có khả năng đi xuyên qua cơ thể con người. Có thể chận lại một phần các tia X. Trong khoa quang tuyến, hiện tượng giảm bớt các bức xạ, được gây nên bởi những thành phần khác nhau của cơ thể con người (xương, mô, cơ, nước, không khí, các huyết quản.), cho phép thực hiện một hình ảnh chẩn đoán (image diagnostique). Những bức. | SỰ VIỆC CHỤP NHIỀU LẦN QUANG TUYẾN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG Trước hết chúng ta hãy nhắc lại rằng kỹ thuật chụp quang tuyến nhờ đến các tia X. Các tia X là những bức xạ ion hóa rayonnement ionisant không thể thấy được có khả năng đi xuyên qua cơ thể con người. Có thể chận lại một phần các tia X. Trong khoa quang tuyến hiện tượng giảm bớt các bức xạ được gây nên bởi những thành phần khác nhau của cơ thể con người xương mô cơ nước không khí các huyết quản. cho phép thực hiện một hình ảnh chẩn đoán image diagnostique . Những bức xạ ion hóa với liều lượng mạnh có thể gây nên những tác dụng phụ được biết rõ như các viêm da phóng xạ radiodermite . Những liều mạnh này không đạt được trong chụp hình ảnh chẩn đoán imagerie diagnostique . Ngược lại những tác dụng phụ của những liều thấp ít được biết đến hơn nhiều đặc biệt là sự xuất hiện những biến dị di truyền mutation génétique và ung thư bởi vì chúng có thể xảy đến dung ngay sau khi tiếp xúc và không phân biệt được với những bệnh lý xảy ra một cách tự nhiên. Tuy nhiên không có một bằng cớ nào chứng tỏ rằng các thăm khám hình ảnh chẩn đoán có thể là nguồn gốc các ung thư. Vì điều không chắc chắn này nên các cơ quan quốc tế và quốc gia sử dụng nguyên tắc thận trọng principe de precaution để xác lập quy chế như thể hiện hữu ngay với những bức xạ liều thấp một mối liên hệ theo đường thẳng giữa liều lượng và nguy cơ. KHI LỢI ÍCH CAO HƠN NGUY CƠ Để hiểu tính chất phức tạp của vấn đề phải biết rằng chụp hình ảnh không phải là nguồn duy nhất khiến ta tiếp xúc với các bức xạ ion hóa. Mỗi ngày chúng ta bị tiếp xúc những lượng nhỏ các bức xạ ion hóa phát xuất từ nhiều nguồn khác nhau không khí mà chúng ta thở đất đai các bức xạ vũ trụ rayonnement cosmique các vật liệu xây dựng nước các thức ăn . Mức độ tiếp xúc với các bức xạ ion hóa nguồn gốc tự nhiên được ước tính trung bình ở Pháp là 2 5 millisievert mSv mỗi năm. Để so sánh một lần chụp phim ngực phát ra giữa 0 005 và 0 01 mSv hoặc tương đương từ một đến hai ngày tiếp xúc với các bức xạ