Chùa Nhạn Sơn ở Bình Định - Quách Tấn Chùa Nhạn Sơn thờ Phật, ở phía bắc thành Bình Định, cách chừng bốn năm cây số. Từ Bình Định đi xe lửa đến ga Vân Sơn, trông về hướng tây thì thấy một hòn núi đất sỏi, ba ngọn tròn trịa, màu gạch chín, dưới chân một đám xoài xanh rậm làm nổi bật sắc sỏi đỏ và màu đất xám ở chung quanh. Đó là núi Long Cốt, trước kia làm tiền án cho thành Đồ Bàn, hiện nay làm bức bình phong yểm hộ chùa Nhạn Sơn nép mình. | A ATI r- l r 1 T 1 r 1 mẤ Chùa Nhạn Sơn ở Bình Định - Quách Tân Chùa Nhạn Sơn thờ Phật ở phía bắc thành Bình Định cách chừng bốn năm cây số. Từ Bình Định đi xe lửa đến ga Vân Sơn trông về hướng tây thì thấy một hòn núi đất sỏi ba ngọn tròn trịa màu gạch chín dưới chân một đám xoài xanh rậm làm nổi bật sắc sỏi đỏ và màu đất xám ở chung quanh. Đó là núi Long Cốt trước kia làm tiền án cho thành Đồ Bàn hiện nay làm bức bình phong yểm hộ chùa Nhạn Sơn nép mình dưới bóng xoài sum mát. Núi nằm trong thôn Nhạn Tháp nên cũng thường gọi là núi Nhạn Tháp và chùa nằm dưới chân núi nên mang tên là chùa Nhạn Sơn. Kiến trúc của chùa không có chi lạ và tên Nhạn Sơn mới đặt sau này. Trước kia gọi là Thạch Công Tự tục gọi là chùa ông Đá vì trong chùa có hai tượng đá rất to lớn. Hai tượng này đứng đối diện nhau. Mỗi tượng cao đến ba thước tây và lớn có đến hai ôm người lớn. Mình khoác áo đại bào đầu đội mũ vũ đằng tay cầm vũ khí một tượng cầm giản một tượng cầm kiếm mặt mày dữ tợn người yếu bóng vía không dám đứng cận kề. Người ta bảo đó là tượng của hai ông Huỳnh Tấn Công và Lý Xuân Điền đời nhà Trần. Truyền rằng Huỳnh Tấn Công người quê Hóa Châu tài gồm văn võ ra Thăng Long tìm bác làm quan lớn tại triều. Dọc đường bị nạn nhờ Lý Xuân Điền ở Ninh Bình cứu trợ nên hai người kết làm bạn thân. Lý Xuân Điền cũng là một bậc anh tuấn văn thông võ luyện. Sau khi Huỳnh Tấn Công tìm gặp được bác rồi thì Lý Xuân Điền được người bác của Huỳnh tiến cử lên nhà vua. Lúc bấy giờ ở biên thùy thường bị người Trung Hoa quấy nhiễu nhà vua sai Lý Xuân Điền cầm binh đi đánh dẹp. Ở nhà Huỳnh Tấn Công thi đậu trạng nguyên cả văn lẫn võ. Gặp lúc Chiêm Thành kéo quân sang đánh Hóa Châu vua sai Huỳnh Tấn Công đem đại binh đi chinh phạt. Quân nhà Trần đuổi quân Chiêm Thành ra khỏi nước và thừa kế đánh thẳng vào kinh thành địch. Nhưng bị lầm quỷ kế binh sĩ lớp bị giết lớp bị bắt sống Huỳnh Tấn Công cũng bị bắt làm tù binh. Không thấy vua nhà Trần cho người đến chuộc tù binh vua Chiêm bèn bán Huỳnh Tấn Công cho