Chương XI. BỂ LẮNG CÁT CỦA TRẠM THUỶ ĐIỆN XI. 1. CÔNG DỤNG VÀ PHÂN LOẠI BỂ LẮNG CÁT XI. 1. 1. Công dụng và điều kiện xây dựng bể lắng cát Các con sông trong quá trình chảy đều mang theo phù sa lơ lửng và dòng phù sa đáy, đặc biệt các sông miền núi, có sông với dòng chảy trung bình mang lượng phù sa lên tới 60 kg/m3. Cần phải lọc các hạt phù sa nầy ra khỏi dòng chảy để tránh làm mòn thành ống dẫn nước và các phần qua nước của thiết bị thuỷ. | Chương XI. BỂ LẮNG CÁT CỦA TRẠM THUỶ ĐIỆN XI. 1. CÔNG DỤNG VÀ PHÂN LOẠI BỂ LẮNG CÁT XI. 1. 1. Công dụng và điều kiện xây dựng bể lắng cát Các con sông trong quá trình chảy đều mang theo phù sa lơ lửng và dòng phù sa đáy đặc biệt các sông miền núi có sông với dòng chảy trung bình mang lượng phù sa lên tới 60 kg m3. Cần phải lọc các hạt phù sa nầy ra khỏi dòng chảy để tránh làm mòn thành ống dẫn nước và các phần qua nước của thiết bị thuỷ lực nhằm khắc phục được sự cố và nâng cao tuổi thọ đường ống và thiết bị tránh giảm hiệu suất turbine. Biện pháp công trình để lọc phù sa lơ lửng là xây dựng bể lắng cát trên đường dẫn. Ở TTĐ kiểu đập do có hồ chứa lớn nên các hạt bùn cát nguy hiểm đã được lắng đọng ở đáy hồ và do đó không cần phải có giải pháp chống tác động của bùn cát cho các công trình dẫn nước. Ở các TTĐ đường dẫn với công trình đầu mối cột nước thấp trong cửa lấy nước thường bố trí các bộ phận ngăn cản dòng bùn cát đáy xâm nhập vào công trình đường dẫn xem chương X còn các hạt bùn cát lơ lửng nguy hiểm được lắng đọng và tháo khỏi bể lắng cát đặt ngay đầu đường dẫn sát sau cửa lấy nước. Trường hợp địa hình không cho phép bố trí trong thành phần đầu mối thì bể lắng cát được bố trí trên kênh dẫn cách đầu mối một đoạn cũng có thể kết hợp lắng và tháo cát ở bể áp lực. Để lắng được bùn cát thì vận tốc dòng chảy trong bể phải giảm nhỏ thường lấy từ 0 1 - 0 5 m s do vậy mặt cắt ướt của bể lắng phải lớn hơn nhiều so với mặt cắt ướt của đường dẫn nước. Giải pháp bể lắng cát được đặt ra khi hàm lượng bùn cát trong dòng chảy lớn hơn 0 5 kg m3 hoặc hàm lượng hạt nguy hiểm các hạt bùn cát cứng có đường kính d 0 25 mm hoặc hạt mềm hơn có d 0 4 mm được coi là hạt nguy hiểm lớn hơn 0 2 kg m3. Do kinh phí xây dựng bể lắng cát rất lớn chiếm từ 20 - 25 vốn đầu tư công trình thuỷ điện do vậy việc xây dựng nó phải qua luận chứng kinh tế kỹ thuật các giải pháp công trình ví dụ so sánh giữa việc xây dựng bể lắng với chi phí nạo vét bùn cát trong công trình hoặc chi phí sửa chữa .