Có thể nói, học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết, là học tập cách viết và cách lập luận chặt chẽ qua từng câu chữ, mỗi trang văn chính luận. Những văn bản: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Tuyên truyền”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Tuyên ngôn Độc lập” luôn là những áng văn mẫu mực về phong cách ngôn ngữ ngắn gọn, chắc chắn, dễ hiểu, chính xác và giàu cảm xúc. . | Cơ sở lập luận của bản Tuyên Ngôn Độc Lập Có thể nói học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh trước hết là học tập cách viết và cách lập luận chặt chẽ qua từng câu chữ mỗi trang văn chính luận. Những văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến Tuyên truyền Bản án chế độ thực dân Pháp Tuyên ngôn Độc lập luôn là những áng văn mẫu mực về phong cách ngôn ngữ ngắn gọn chắc chắn dễ hiểu chính xác và giàu cảm xúc. Dù viết trong hoàn cảnh nào và bằng thứ tiếng nào văn chính luận Việt nói chung văn chính luận Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng luôn luôn dựa hẳn trên hai nguyên lí nguyên lí nhân đạo chủ nghĩa và triết lí ái quốc chủ nghĩa. Trong cách trình bày người viết thiên về sự khẳng định chân lý theo sát với hai nguyên lí trên. Sự khẳng định thường được trình bày hết sức rạch ròi giữa cái thiện và cái ác cái tốt và cái xấu cái cao thượng và cái thấp hèn điều chính nghĩa và điều phi nghĩa. Những sự khẳng định có tính chất đối lập này được thể hiện một cách nhuần nhuyễn sắc sảo trong văn bản Tuyên ngôn Độc lập . Tìm hiểu cách lập luận trong văn bản Tuyên ngôn Độc lập chúng ta có thể nhận ra Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng tất cả những luận cứ sắc sảo nhất đắt nhất cho cách lập luận của mình được thể hiện trong từng từ từng câu từng đoạn và toàn bộ văn bản. Lập luận thể hiện ở cấp độ toàn văn .