chương 1:Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1930_4

Tham khảo bài viết 'chương 1:lịch sử việt nam từ 1919 đến 1930_4', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | chương 1 Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1930 Trước sức mạnh đấu tranh của nhân dân thực dân Pháp buộc phải thả Phan Bội Châu và đưa ông về an trí tại Huế cho đến khi ông qua đời 1940 . Lễ truy điệu và để tang Phan Châu Trinh Phan Châu Trinh mất tại Sài Gòn ngày 24 - 3 - 1926. Vào lúc phong trào yêu nước của nhân dân đang phát triển đám tang của Phan Châu Trinh đã trở thành quốc tang. Tại Sài Gòn có 14 vạn người dự lễ tang. Lễ truy điệu và việc để tang Phan Châu Trinh được tổ chức khắp nơi trong nước được mọi tầng lớp nhân dân tham gia đông đảo. Bon thực dân tìm cách ngăn cấm việc truy điệu lập tức các cuộc bãi công bãi thị bãi khóa nổ ra liên tiếp. Phong trào đòi thả Phan Bội Châu và đám tang Phan Châu Trinh trên thực tế đã trở thành cuộc biểu dương lực lượng thể hiện tinh thần yêu nước đấu tranh giành quyền tự do dân chủ của dân tộc ta. Cuộc đón tiếp Bùi Quang Chiêu và đấu tranh đòi thả Nguyễn An Ninh 1926 Bùi Quang Chiêu một kĩ sư canh nông quốc tịch Pháp ở Sài Gòn người cầm đầu Đảng lập hiến. Năm 1925 ông sang Pháp dự định Chính phủ Pháp ban hành các quyền tự do dân chủ ở Đông Dương nhưng không thành. Bùi Quang Chiêu về nước đến Sài Gòn chiều 24 - 3 - 1926. Lúc bấy giờ Đảng Thanh niên được thành lập vào tháng 3 năm 1926 gồm những thanh niên trí thức yêu nước Bùi Công Trừng Lê Văn Chất Nguyễn Trọng Hi Trần Huy chưa có cương lĩnh đấu tranh hệ thống tổ chức cự thể rõ ràng. Đảng này đã tổ chức đón tiếp Bùi Quang Chiêu rồi phát động cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đòi quyền tự do dân chủ. Cuộc đón tiếp Bùi Quang Chiêu biến thành cuộc biểu tình có hành vạn người tham gia. Đảng Lập hiến lo sợ tuyên bố trung thành với chủ nghĩa Pháp - Việt đề huề và phản đối bạo động. Trước sự kiện này nhân dân phản đối Bùi Quang Chiêu và phản đối chủ trương Pháp - Việt đề huề của Đảng Lập hiến đồng thời đòi trả tự do cho Nguyễn An Ninh một nhà báo một trí thức yêu nước lúc bấy giờ. Nguyễn An Ninh tốt nghiệp đại học luật tại Pháp về nước nhưng không cộng tác với thực dân. .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.