Tham khảo bài viết 'tình hình chính trị, văn hóa xã hội và văn học ở việt nam từ 1930-1945_1', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ VĂN HÓA XÃ HỘI VÀ VĂN HỌC Ở VIỆT NAM TỪ 1930-1945 I. Khái quát tình hình chính trị - xã hội ở Đông Dương trong những năm 1932 - 1945. 1. Những sự biến cố quan trọng trong đời sống chính trị thế giới trong những năm 32-45. Những biến cố chính trị quan trọng trong giai đoạn 32-45 - cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933. - hoạ Phát xít và những năm tháng bồng bột trước chiến tranh. Phong trào mặt trận bình dân ở Pháp đối diện với nguy cơ phát xít. Những sự kiện đáng ghi nhớ 1. Cuối những năm 20 đầu những năm 30 do những hậu quả của khủng hoảng kinh tế phong trào cực hữu ở châu Âu dâng cao ở Pháp các Đảng cực hữu cũng xuất hiện lớn mạnh và gây ra hàng loạt các cuộc bạo động đe doạ sự tồn tại của nền cộng hoà đặc biệt là vào năm 34 . Chủ nghĩa phát xít hình thành lần đầu tiên vào năm 22 ở Italia. Ở Đức đảng phát xít ra đời năm 33 và nắm quyền vào năm 36. Chủ nghĩa quân phiệt Nhật hình thành năm 32 và năm 37 người Nhật bắt đầu xâm lược Bắc Trung Quốc. Năm 36 phe trục Phát xít hình thành. Chủ nghĩa phát xít cũng xuất hiện tại nhiều nước Châu Âu. 2. Đáp lại sự trỗi dậy của các phong trào cực hữu là sự đoàn kết của các tổ chức cánh tả với sự liên kết của Đảng cộng sản và Đảng xã hội ở Pháp. Năm 36 phong trào cánh tả toàn thắng trong cuộc tuyển cử và bầu ra một chính phủ mới mang màu sắc cánh tả do Léon Blum đứng đầu. Trên phạm vi toàn châu Âu một làn sóng cánh tả chống phát xít cũng lan tràn. Điển hình là sự thắng thế của các phong trào cánh tả ở Tây ban nha dẫn đến sự hình thành của mặt trận bình dân và sau đó là cuộc nội chiến ở Tây ban nha với sự tham gia của các đơn vị tình nguyện quốc tế. Ở Trung Quốc cũng có cuộc hợp tác Quốc Cộng cùng thực hiện công cuộc kháng Nhật. 3. Trước hiểm hoạ phát xít phong trào cộng sản cũng có những thay đổi trong đường lối thể hiện trong các đại hội của quốc tế cộng sản. Sự phân liệt trong đường lối giữa stalinisme và troskisme. Về nghệ thuật giai đoạn từ kết thúc đệ nhất thế chiến đến mở đầu đệ nhị thế chiến cũng