Yếu tố truyền thống còn thể hiện ở kết thúc truyện có hậu hay quan niệm của dân gian “ác giả ác báo”. Ở những truyệnTấm hình của ai?, Hai bó giấy, Xâu chìa khóa, người kể chuyện tác động vào cốt truyện làm thay đổi số phận nhân vật. | Đặc điểm truyện ngắn Trần Quang Nghiệp 1907-1983 Yếu tố truyền thống còn thể hiện ở kết thúc truyện có hậu hay quan niệm của dân gian ác giả ác báo . Ở những truyệnTấm hình của ai Hai bó giấy Xâu chìa khóa người kể chuyện tác động vào cốt truyện làm thay đổi số phận nhân vật. Chẳng hạn trong truyện Xâu chìa khóa ông Ngũ Nguyên - chủ nhà máy xay xát Nam Hiệp - đã làm một phép thử tính trung thực của nhân viên mình. Chính phép thử ấy đã giúp ông xác định được sự chuyển biến tích cực của người nhân viên dưới quyền là thầy Hai Thông tạo cơ hội cho thầy ta quay trở lại với đức tính trung thực vốn đã bị tiền tài dục vọng xói mòn. Hay quan niệm nhân -quả được thể hiện trong truyện Trời Phật công bình Hai vợ chồng Hai Môn giựt của giết người chẳng gớm tay đã giết lầm ngay đứa con của mình để cướp của và đứa con ấy - thằng Lành - cũng vừa mới giết người cướp của trên chuyến tàu đêm. Đây là nội dung khá phổ biến không chỉ trong truyện Trần Quang Nghiệp mà còn trong tác phẩm của Sơn Vương - một nhà văn khá nổi tiếng đương thời. Trong truyện ngắn Sơn Vương cũng xuất hiện những motif ở hiền gặp lành Ai kén chồng Chén cơm lành. Trong truyện Ai kén chồng nhân vật Thị Lành đi ở mướn bị vu oan giá họa chịu bao đày đoạn cực khổ nhưng cuối cùng cũng gặp được duyên may và sau đó trả được thù xưa. Còn quan niệm ác giả ác báo khi ông đề cập đến loại người thích tự do yêu đương buông thả trong tình cảm sống vô trách nhiệm và có tư tưởng lợi dụng tình duyên nhằm trục lợi kết cục phải chịu quả báo trong các truyện Lỗi hẹn quên thề Cưới vợ ăn Tết Lạp Phật cầu chồng. Như vậy quan niệm văn dĩ tải đạo trong văn chương truyền thống vẫn còn trong sáng tác của các nhà văn như Trần Quang Nghiệp Sơn Vương. nhưng đã mang âm hưởng của thời đại. Sự đổi mới của nhà văn thể hiện ở việc sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ nhất đã cho thấy những cách tân so với nhiều nhà văn cùng thời ở Nam Bộ và nhất là so với các tác giả ở miền Bắc. Về người kể chuyện ngôi thứ nhất - nhân vật xưng tôi - các nhà trần .