Phác thảo về mối quan hệ văn học Xô viết và văn học Việt Nam thế kỷ XX

C. Ximônốp là tác giả sớm đến với bạn đọc Việt Nam qua bản dịch Đợi anh về nổi tiếng của Tố Hữu. Một bản dịch thật đẹp trong sự giản dị và thân thương của lời Việt - đã diễn tả thật đúng và thật trúng tâm trạng không phải chỉ người lính ở chiến trường | Phác thảo về mối quan hệ văn học Xô viết và văn học Việt Nam thế kỷ XX C. Ximônốp là tác giả sớm đến với bạn đọc Việt Nam qua bản dịch Đợi anh về nổi tiếng của Tố Hữu. Một bản dịch thật đẹp trong sự giản dị và thân thương của lời Việt - đã diễn tả thật đúng và thật trúng tâm trạng không phải chỉ người lính ở chiến trường mà là cả một dân tộc trong khăng khít gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương trước hết là những người vợ người mẹ không lúc nào không mong người chồng người con rồi sẽ trở về. Đợi anh anh sẽ về - một niềm tin ngỡ như duy tâm thế mà ai đọc cũng muốn được tin tưởng. Ximônốp từng được biết như là tác gia lớn của văn học Xôviết về chiến tranh với những tiểu thuyết đặc sắc như Ngày và đêm viết trong chiến tranh và bộ tứ Bạn chiến đấu Những người sống và những người chết Người ta sinh ra không phải đã là lính Mùa hè cuối cùng viết sau chiến tranh và thật là gần gũi và chia sẻ tập thơ Việt Nam mùa đông năm bảy mươi. Ông còn là người lãnh đạo Hội Nhà văn Liên Xô nhiều lần sang thăm Việt Nam có tình bạn với nhiều tác giả Việt Nam nhưng chỉ cần một Đợi anh về đủ để đưa ông vào tên tuổi những người bạn thân thiết nhất với văn học Việt Nam. A. Phađêep - nổi tiếng với Chiến bại viết thời nội chiến càng được đón nhận với bạn đọc Việt Nam trong chiến tranh qua bộ ba Đội cận vệ thanh niên bởi sự khai thác chất liệu anh hùng trong đời thực - người thực - việc thực. Chủ nghĩa anh hùng trong chiến tranh ở Liên Xô cũng như ở Việt Nam là hiện thực một trăm phần trăm bởi đó là cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc bảo vệ phẩm giá làm người. Và Phađêep đã không bỏ phí những chất liệu mình có để đưa vào cấu trúc tiểu thuyết một tác phẩm xứng đáng với tầm vóc của sự kiện và với những con người xứng đáng được tôn vinh. Ở tư cách tác giả Phađêep là thuộc số người được biết sớm và được yêu mến trong bạn đọc Việt Nam kể từ Chiến bại nhưng còn trong tư cách người lãnh đạo cao nhất của Hội Nhà văn Liên Xô với bi kịch dẫn tới cái chết - tự sát năm 1956 thì phải đến thời Cải tổ mới được .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.