Tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam mang những đặc trưng cơ bản của của văn học Việt Nam trung đại. Trong đótính nguyên hợp (Văn - Sử - Triết bất phân) | Tính nguyên hợp của thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam Tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam mang những đặc trưng cơ bản của của văn học Việt Nam trung đại. Trong đótính nguyên hợp Văn - Sử - Triết bất phân một dấu hiệu cho thấy qui luật hỗn hợp vốn là một đặc trưng của văn hóa trung đại nói chung phản ánh tình trạng chưa có sự phân chia rạch ròi giữa các ngành bộ phận trong khoa học xã hội. Với sự chuyên biệt hóa cao độ ngày nay chúng ta có sự phân biệt trong tư duy sáng tác giữa tư duy luận lý và tư duy hình tượng nên không còn hiện tượng ba trong một như trong một số thể loại văn học trung đại. Tìm hiểu tính nguyên hợp của tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam nhằm khẳng định một đặc trưng của thể loại tồn tại bên cạnh những đặc trưng nổi bật khác đồng thời củng cố thêm nhận thức trong nghiên cứu cũng như thưởng thức lâu nay. Việc xác định một cách rõ ràng bút pháp của tác phẩm là văn hay sử thật không dễ dàng bởi vì bản thân tác phẩm được sinh ra trong một môi trường văn hóa nguyên hợp nên việc nhận thức chúng cũng phải được đặt trong tư duy nguyên hợp. Nếu quan niệm tên gọi phản ánh đặc trưng thể loại tác phẩm chúng ta sẽ có cách giải thích đơn giản về các tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam. Trong số những tác phẩm được chọn chúng tôi thấy thường có các chữ chí ký diễn chí . Diễn chí thực chất là lối diễn sử giảng sử giống kiểu diễn nghĩa của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc. Cách đặt tên tác phẩm đã thể hiện rõ tính thể loại bởi chí lục đều liên quan tới lịch sử đến việc chép sử và đều được sử dụng để đặt tên cho tác phẩm văn học. Tính nguyên hợp trong văn học càng về sau càng nhạt dần đi. Tuy nhiên cho mãi tới những năm đầu thế kỷ XX dấu vết bất phân vẫn còn quan sát được rất rõ ở hàng loạt tác giả và tác phẩm. Khi tìm hiểu văn học trung đại của Việt Nam cũng như của thế giới cần phải tính đến đặc điểm này. Theo Trần Ngọc Vương Ở Trung Quốc từ rất sớm đã có sự phân hóa mạnh mẽ đội ngũ trí thức thành môn đồ của rất nhiều giáo học phái