Những đề xuất cách tân thể loại trong truyện thơ Nôm Nguyễn Đình Chiểu Phần 1

1. Từ trung đại sang / lên hiện đại là xu thế tất yếu của nền văn học. Xu thế ấy manh nha trong văn học Việt Nam muộn nhất là từ giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX (gọi tắt: Trung đại III). | Những đề xuất cách tân thể loại trong truyện thơ Nôm Nguyễn Đình Chiểu Phần 1 1. Từ trung đại sang lên hiện đại là xu thế tất yếu của nền văn học. Xu thế ấy manh nha trong văn học Việt Nam muộn nhất là từ giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII -nửa đầu thế kỷ XIX gọi tắt Trung đại III . Đến cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX lịch sử văn học sẽ xác lập và tập hợp đầy đủ dần cả một hệ tiêu chí cho hiện đại hoá. Còn từ nửa đầu thế kỷ XIX trở về trước nội dung và nhiệm vụ của hiện đại hoá đặt ra một cách chưa đầy đủ là phá vỡ phạm trù Trung đại trong văn học khắc phục dần những giới hạn của nó. Sự hình thành và trưởng thành ba thể loại văn học tiếng Việt văn Nôm nội sinh bề thế - ngâm khúc truyện thơ hát nói sự xuất hiện cả một trào lưu nhân văn khẳng định Con người - và cùng với nó sự phê phán đích danh bản thân chế độ phong kiến sau nữa sự xuất hiện loại hình tác giả hầu như khác trước làm chủ văn đàn - nho sĩ tài tử phi chính thống. tất cả đưa đến một cảnh tượng huy hoàng chưa có tiền lệ mà cũng không lặp lại cả một giai đoạn cổ điển1 về văn học từ Chinh phụ ngâm đến hát nói Nguyễn Công Trứ. Vì nhiều lý do trước hết vì trở ngại chữ viết văn tự Nôm chỉ được tạo tác và sử dụng tuỳ tiện không hề được quy phạm hoá mà tiểu thuyết văn xuôi tiếng Việt không thể hình thành trước khi chữ Quốc ngữ 2 được chấp nhận dù là cưỡng bách vào sinh hoạt xã hội rộng rãi 3 . Nhưng một cách tất yếu xã hội phát triển đến trình độ nhất định nhu cầu về tiểu thuyết đọc và viết xuất hiện tự nhiên không cưỡng được. Truyện thơ và ngâm khúc ra đời với tư cách thể loại văn học là giải pháp cho tình hình ấy. Song là giải pháp thay thế thì bao giờ cũng giới hạn ở tính tình thế nhất thời dù rằng cái nhất thời kéo ra hàng thế kỷ. Nghĩa là xã hội vẫn tiến hoá với nhịp độ ngày càng lớn văn học vẫn tiến bộ và có nhu cầu tiến bộ thế tất đến lúc sự thay thế trên kia trở nên bất cập nhu cầu đời sống vẫn quay về chính tắc đòi hỏi đích thực tiểu thuyết văn xuôi. Bởi lẽ như M. Bakhtin nhà lý luận tiểu thuyết nổi tiếng

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.