Victor Hugo có mặt tại Việt Nam đã hàng trăm năm nay. Như chúng ta đã biết, vào những năm đầu thế kỷ XX, cả một thế hệ học trò trường Tây đã say sưa đọc tác phẩm của Hugo trực tiếp bằng tiếng Pháp. Trong bức thư đầu tiên viết cho nhà văn André Gide năm 1928, Đỗ Đình, một độc giả yêu mến văn chương Pháp đã kể cho nhà văn Pháp như sau: “Không phải là chuyện hiếm hoi khi nghe thấy có những người nói về Victor Hugo hoặc Lamartine một cách trân trọng và chính. | Cuộc gặp gỡ giữa Hồ Biểu Chánh và Victor Hugo Victor Hugo có mặt tại Việt Nam đã hàng trăm năm nay. Như chúng ta đã biết vào những năm đầu thế kỷ XX cả một thế hệ học trò trường Tây đã say sưa đọc tác phẩm của Hugo trực tiếp bằng tiếng Pháp. Trong bức thư đầu tiên viết cho nhà văn André Gide năm 1928 Đỗ Đình một độc giả yêu mến văn chương Pháp đã kể cho nhà văn Pháp như sau Không phải là chuyện hiếm hoi khi nghe thấy có những người nói về Victor Hugo hoặc Lamartine một cách trân trọng và chính xác Il n est pas rare d entendre des personnes parler de Victor Hugo ou Lamartine avec beaucoup de sérieux et d exactitude . Trong thực tế những người quan tâm đến Hugo không chỉ có những độc giả đọc trực tiếp bằng tiếng Pháp bởi vào những năm đầu thế kỷ XX đã xuất hiện những bản dịch tác phẩm của Hugo ra tiếng Việt. Về văn xuôi có Những kẻ khốn nạn do Nguyễn Văn Vĩnh dịch Giết mẹ nguyên văn Lucrèce Borgia do Vũ Trọng Phụng dịch Hernani do Nguyễn Giang dịch . Về thơ chúng ta thấy nhiều bài của Hugo được dịch đăng rải rác trên các báo và tạp chí Nam phong Vent du Sud Phong hoá Les Moeurs Phụ nữ tân văn Nouvelles de la Femme Thực nghiệp dân báo Revue des Métiers Tân thanh tạp chí La voix nouvelle Trung lập L Indépendant Sài gòn Saigon Văn học tuần san Bimensuel littéraire . Dù đọc tác phẩm của Hugo bằng tiếng Pháp hay qua bản dịch tiếng Việt các độc giả Việt Nam cũng có chung một điểm gặp gỡ đó là lòng yêu mến ngưỡng mộ nhà văn giàu lòng nhân ái vị tha. Ông thực sự là người bạn lớn của những người khốn khổ người đã dũng cảm đứng lên bảo vệ lẽ phải bảo vệ những điều cao đẹp nhất trên đời. Hồ Biểu Chánh thuộc thế hệ độc giả đọc văn học Pháp trực tiếp bàng tiếng Pháp. Học chữ nho từ nhỏ ở trường làng đến năm 11 tuổi 1869 Hồ Biểu Chánh mới học chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Đậu hạng nhì kỳ thi lấy bằng Thành Chung vào tuổi 20 1905 vì vậy vốn văn học Pháp của ông khá phong phú. Mặt khác ngay từ những năm tháng bắt đầu lập nghiệp ông đã thấy rằng muốn giỏi tiếng Việt phải biết tiếng Hán.