Trong thế giới nghệ thuật của các nhà văn Nga và Xô viết – N. Gogol, F. Dostoevsky, A. Chekhov, A. Blok, V. Mayakovsky, M. Bulgakov, Ch. Aitmatov chẳng hạn – môtip Kyto giáo chiếm một vị trí đặc biệt. | Motip Kyto giáo trong tiêu thuyết Nghệ nhân và Magarita của M. Bulgakov Thử nghiệm tiếp cận liên văn bản Trong thế giới nghệ thuật của các nhà văn Nga và Xô viết - N. Gogol F. Dostoevsky A. Chekhov A. Blok V. Mayakovsky M. Bulgakov Ch. Aitmatov chẳng hạn - môtip Kyto giáo chiếm một vị trí đặc biệt. Đây là một trong những tham số chủ yếu để các nhà văn thực hiện bài toán đoán giải những bí ẩn của tâm hồn Nga - một thứ bài toán thế kỷ rất hóc búa. Và mặc dù biết rõ không có lời giải cuối cùng nhưng không một nhà văn cổ điển Nga nào từ bỏ cơ hội thử sức. Đến lượt mình giới nghiên cứu văn học Nga lại xem xét lý giải nó từ nhiều góc độ thi pháp thể loại xã hội học văn hóa học nghiên cứu so sánh 1 . Trong bài viết này chúng tôi thử tiếp cận đối tượng từ điểm nhìn liên văn bản thông qua trường hợp tiểu thuyếtNghệ nhân và Margarita của M. Bulgakov - một hiện tượng độc đáo gây nhiều tranh luận trong giới phê bình nghiên cứu Nga và phương Tây 2 . 1. Liên văn bản intertextY3 là một thuật ngữ của văn bản học chỉ mối liên hệ tác động qua lại giữa văn bản đang được xem xét với những văn bản khác có thể là không là văn bản văn học hoặc với môi trường context văn hóa- lịch sử nói chung. Với tư cách một thuật ngữ lý luận văn học xác định một phạm trù của thi pháp học một tham số lý luận và phê bình văn học nó từng được sử dụng từ những năm 20 và 30 của thế kỷ trước dưới những tên gọi khác nhau đối thoại liên ý thức tiếp xúc văn bản ngữ cảnh. Những thuật ngữ này đã được M. Bakhtin và N. Voloshilov sử dụng trong các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ và văn học về thi pháp học và phương pháp luận xã hội học chống hình thức chủ nghĩa và ngữ nghĩa học-mỹ học . Thuật ngữ liên văn bản lần đầu tiên được J. Kristeva sử dụng 1967 trên cơ sở phân tích quan niệm tiểu thuyết đa thanh của M. Bakhtin ghi nhận hiện tượng đối thoại giữa một văn bản với các văn bản và thể loại có trước và cùng thời với nó. Ngoài lý luận tiểu thuyết đa thanh của Bakhtin nhà văn hóa học M. Jampolsky còn xác định thêm