Quan hệ của chế định chính trị với các chế định khác . Quan hệ chính trị/chế định chính trị - Bộ máy nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước Như đã trình bày ở các phần trên, chế định chế độ chính trị liên quan trực tiếp và mật thiết đến việc tổ chức bộ máy nhà nước và quyền lực nhà nước. Theo Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội, “các quy định và nguyên tắc trong chương chế độ chính trị là cơ sở, nền tảng chính trị của các chương. | Chê định chê độ chính trị trong Hiên Pháp Việt Nam - Phần 2 3. Quan hệ của chê định chính trị với các chê định khác . Quan hệ chính trị chế định chính trị - Bộ máy nhà nước tổ chức bộ máy nhà nước Như đã trình bày ở các phần trên chế định chế độ chính trị liên quan trực tiếp và mật thiết đến việc tổ chức bộ máy nhà nước và quyền lực nhà nước. Theo Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam Đại học Luật Hà Nội các quy định và nguyên tắc trong chương chế độ chính trị là cơ sở nền tảng chính trị của các chương về Quốc hội Chủ tịch nước Chính phủ Hội đồng Nhân dân Uỷ ban Nhân dân To à án Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Có thể nói cả 14 điều trong chương Chế độ chính trị của Hiến pháp 1992 đều có ảnh hưởng dù ít hay nhiều đến các các chương về bộ máy nhà nước Quốc hội Chủ tịch nước Chính phủ Hội đồng Nhân dân Uỷ ban Nhân dân To à án Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân . Các quy định và nguyên tắc của chương Chế độ chính trị nêu ra định hướng nguyên tắc về cách thức tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Điều 4 của Hiến pháp 1992 nêu ra nguyên tắc Đảng lãnh đạo. Dù nguyên tắc này chỉ được quy định tại điều 4 của Hiến pháp và không thể thấy rõ ràng sự phát triển của nguyên tắc này trong các chương về bộ máy nhà nước cũng như chưa có luật về Đảng nhưng trên thực tế vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội là rất lớn và không thể phủ nhận. Phần này của bài thuyết trình chủ yếu đề cập đến điều 2 và điều 6 trong mối liên hệ của nội dung của hai điều này đối với các chương liên quan đến bộ máy nhà nước vì chúng nêu lên 2 nguyên tắc lớn trong việc tổ chức bộ máy nhà nước và bản chất của Nhà nước Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nguyên tắc tập quyền XHCN Điều 2 Hiến pháp 1992 quy định Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Điều này thể hiện ở việc tập trung quyền lực nhà nước vào Quốc hội cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nắm cả 3 quyền lập pháp hành pháp tư pháp.