Rèn luyện kĩ năng sờ cho trẻ mù là rất cần thiết vì không những giúp trẻ nhận biết sự vật đầy đủ nhất mà còn bước đầu giúp trẻ có những kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát, phát triển nhận thức. | Rèn luyện kĩ năng sờ cho trẻ mù là rất cần thiết vì không những giúp trẻ nhận biết sự vật đầy đủ nhất mà còn bước đầu giúp trẻ có những kĩ năng phân tích tổng hợp khái quát phát triển nhận thức. Ví dụ Dùng tờ giấy đặt lên tấm cao su miếng săm xe đạp dùng đinh nhọn ấn lõm thành hàng trên tờ đầu khoảng cách giữa hai khoảng cách giữa các chấm lõm 34mm sau đó thu hẹp lại từ 3 thành 2mm tf 5 thành 2 hoặc 3mm. Lật tờ giấy sờ phía sau sẽ thấy các chấm nổi. Gia đình có thể làm cách này giúp trẻ có kỹ năng sờ chấm nổi. Phương pháp rèn luyện cách sờ để nhận biết vật thể - Sờ bằng hai tay giai đoạn đầu buộc trẻ phải sờ bằng hai tay đạt tới mức kỹ xảo thói quen mới có thể sờ bằng một tay. Sờ bằng hai tay cho ta hình ảnh trọn vẹn mở rộng trường xúc giác sờ bằng hai tay vừa chính xác vừa nhanh có thể nhanh gấp 1 5 đến 2 lần sờ bằng một tay - Sờ bằng một tay sử dụng khi nhận biết những vật thể nhỏ bé như quả táo chiếc cốc những nốt sần trên vật thể. Sờ bằng một tay cho phép có kết quả một cách tương đối thời gian sờ chậm hơn hình ảnh đem lại thiếu trọn vẹn. Các bước tiến hành rèn luyện sờ chú ý tư thế ngồi hoặc sờ - Thông báo cho trẻ biết trước nhiệm vụ cần được thực hiện để trẻ an tâm cần chú trọng khâu an toàn khi sờ con vật sống cách thức sờ hiện vật. - Đặt đối tượng sờ đúng chiều như sờ bức tranh nổi phía đầu lên trên phía chân đặt xuống dưới - Giúp trẻ hướng đúng vào vật quan sát đúng chỗ quan sát - Sờ khái quát toàn vật thể cần quan sát để tách đường viền với xung quanh sau đó sờ chi tiết để thấy vị trí đặc điểm của mỗi bộ phận theo đặc điểm hình dạng độ lớn của vật cần quan sát mà yêu cầu trẻ vận động một hoặc hai tay theo hướng nào khi sờ. Những vật thể có hình đối xứng chuyển động hai tay ngược chiều nhau Nếu vật thể không đối xứng thì dùng một tay cố định là điểm xuất phát của tay kí tay kia sờ theo đường viền để rổi trở lại điểm xuất phát. Sau đó đổi tay để hình ảnh được xuất hiện trọn vẹn trên não bộ của trẻ. Trong khi sờ các ngón tay phải chuyển động nhiều .