Các nhà chọn giống và sản xuất đã nhận ra giá trị của tính kháng bệnh đối với cây trồng từ đầu thế kỷ 19. Ngày nay, việc chọn tạo giống kháng dịch hại đã trở nên cực kỳ quan trọng do mức độ thâm canh ngày càng tăng và con người đã hiểu rõ các ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường và sức khỏe của việc sử dụng biện pháp hóa học. Các kỹ thuật công nghệ sinh học đã giúp các nhà chọn giống kháng hiểu rõ cơ chế tương tác giữa cây và tác nhân gây bệnh, sự đa dạng. | Trong thế kỷ 20 và 21, con người đã tiến hành các chương trình chọn tạo giống mang tính hệ thống hơn, dựa vào những kiến thức mới về ký sinh, cây trồng và tương tác giữa chúng. Tuy nhiên xét về mức độ đa dạng của cây trồng, có thể chia làm 2 giai đoạn. Lúc đầu, mức độ đa dạng của cây khá cao do các nhà chọn giống, trong quá trình tìm kiếm các gen các gen hữu ích (năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu dịch hại tốt, đồng nhất, thời gian sinh trưởng ngắn) đã lai các giống có nguồn gốc rất khác nhau (địa phương, nhập nội, cây dại.) thậm chí gây đột biến nhân tạo và tạo ra vô số các dòng/giống có kiểu gen khác nhau. Gần đây, mức độ đa dang của cây có xu hướng giảm vì các nhà chọn giống có xu hướng tổng hợp các gen tốt vào trong một số ít các giống và loại bỏ các giống không tốt. Trong nhiều trường hợp, các giống tốt này lại được trồng trên diện tích lớn. Khi các cây ký chủ đồng nhất về mặt di truyền, đặc biệt khi xét tới các gen kháng bệnh, được trồng trên một diện tích lớn, thì sẽ có một khả năng lớn là một chủng tác nhân gây bệnh mới sẽ xuất hiện và tấn công các cây ký chủ này, dẫn tới một vụ dịch. Do đồng nhất về di truyền, tốc độ phát triển dịch bệnh cao nhất, nhìn chung, bắt gặp ở các cây trồng nhân giống vô tính (Vd khoai tây, mía ); tốc độ trung bình bắt gặp ở các cây trồng tự thụ (Vd lạc ); và tốc độ thấp nhất bắt gặp ở các cây giao phấn (Vd ngô ). Điều nay giải thích tại sao hầu hết các dịch bệnh trên các quần thể thực vật tự nhiên, vốn có kiểu gen rất không đồng nhất, lại phát triển khá chậm