Hiện tại, có khoảng 20 loại quy trình, thủ tục được áp dụng tại phiên họp toàn thể của Quốc hội. Những quy trình, thủ tục này chưa bao gồm quy trình, thủ tục khai mạc, bế mạc kỳ họp Mỗi quy trình, thủ tục của phiên họp toàn thể tương ứng với việc giải quyết một vấn đề cụ thể thuộc thẩm quyền của Quốc hội đều có đặc điểm riêng phù hợp với tính chất của vấn đề mà Quốc hội xem xét, thông qua. Trong những năm qua, những quy định của pháp luật hiện hành. | Một số vấn đề cải tiến xây dựng quy trình thủ tục phiên họp toàn thể của Quốc hội Hiện tại có khoảng 20 loại quy trình thủ tục được áp dụng tại phiên họp toàn thể của Quốc hội. Những quy trình thủ tục này chưa bao gồm quy trình thủ tục khai mạc bế mạc kỳ họp. Mỗi quy trình thủ tục của phiên họp toàn thể tương ứng với việc giải quyết một vấn đề cụ thể thuộc thẩm quyền của Quốc hội đều có đặc điểm riêng phù hợp với tính chất của vấn đề mà Quốc hội xem xét thông qua. Trong những năm qua những quy định của pháp luật hiện hành về quy trình thủ tục phiên họp toàn thể đã bảo đảm cho Quốc hội thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mình góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên thực tiễn vận dụng quy định về quy trình thủ tục phiên họp toàn thể của Quốc hội và hoạt động của Quốc hội đã phát sinh một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu để tiếp tục cải tiến xây dựng và hoàn thiện quy trình thủ tục phiên họp của Quốc hội như sau Thứ nhất về nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội phải tham gia phiên họp toàn thể của Quốc hội. Theo quy định của Điều 15 Nội quy kỳ họp quốc hội Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tham gia đầy đủ các phiên họp toàn thể của Quốc hội các cuộc họp Tổ Đoàn đại biểu Quốc hội các phiên họp của Hội đồng dân tộc Uỷ ban của Quốc hội mà đại biểu Quốc hội là thành viên . Thực tế cho thấy do đa số đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách. Vì vậy bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân đại biểu Quốc hội không chuyên trách còn phải dành thời gian thực hiện nhiệm vụ của cơ quan nơi mình công tác. Do vậy trong nhiều trường hợp vì lý do công việc của cơ quan hoặc vì lý do cá nhân chính đáng khác họ không thể tham gia đầy đủ các phiên họp toàn thể của Quốc hội. Vì vậy pháp luật hiện hành cho phép đại biểu Quốc hội có thể vắng mặt tại phiên họp toàn thể của Quốc hội. Tuy nhiên nội dung của quy định này không rõ trong trường hợp nào đại biểu được vắng mặt khi vắng mặt có lý do cần phải làm thủ tục gì Số thời .