Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7699-2-47:2007 - IEC 60068-2-47:2005

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7699-2-47:2007 nêu các phương pháp lắp đặt sản phẩm, cả trong trường hợp có bao bì hoặc không có bao bì, cũng như các yêu cầu lắp đặt đối với thiết bị và sản phẩm khác để thực hiện chuỗi các thử nghiệm lực động trong IEC 60068-2, va chạm (thử nghiệm E), rung (thử nghiệm F) và gia tốc, không đổi (thử nghiệm G). | Trong trường hợp rung, cần đảm bảo rằng trọng tâm của cơ cấu dùng để cố định khi thử nghiệm có mẫu luôn được giữ càng thấp càng tốt, thường nằm trên đường đi qua trọng tâm của phần tử chuyển động của bộ tạo rung và vuông góc với bề mặt của phần tử. Trong một số trường hợp, có thể trọng tâm của cơ cấu dùng để cố định và mẫu không nằm trên đường của lực dọc trục của bộ tạo rung. Điều này có thể tạo ra chế độ uốn, dạng thức sóng đứng do chiều dài tuyến lan truyền, và lắc, tất cả các yếu tố này hạn chế dải tần có thể sử dụng và cản trở việc đáp ứng các yêu cầu thử nghiệm tại các điểm cố định của mẫu. Vì vậy, có thể cần sử dụng kỹ thuật tạo ngược để cân bằng, nên tránh làm việc này trừ khi thấy thật cần thiết. Khi tần số tăng, mẫu, và có thể cả cơ cấu dùng để cố định có thể tạo ra cộng hưởng và nếu như vậy thì sẽ gây ra chuyển động tương đối của “trọng tâm động”, trọng tâm này sẽ tiếp tục dịch chuyển. Tình trạng này có thể bị xấu thêm nếu sử dụng kỹ thuật tạo ngược để cân bằng và tạo thêm vị trí mà hiện thời chưa có giải pháp thực tế. ảnh hưởng này có thể bỏ qua được nhưng nếu không thể bỏ qua thì có thể làm nhẹ bớt bằng cách sử dụng bộ tạo rung lớn hơn hoặc công suất cao hơn, với điều kiện là vẫn đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
24    17    1    24-11-2024
15    15    4    24-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.