Hình ảnh “sôt” không chỉ xuất hiện trong tục “chong-đai” mà còn phổ biến ở các sinh hoạt thường ngày và các lễ tục khác - được xem là biểu tượng cho sự may mắn, hạnh phúc, bình an trong cuộc sống. Bài viết trình bày các biểu hiện cũng như ý nghĩa của “sôt” và tục “chong đai” trong đời sống của người Khmer Nam Bộ. | 36 Khoa học Xã hội & Nhân văn “SÔT” VÀ NGHI THỨC “CHONG-ĐAI” TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI KHMER NAM BỘ “SOT” AND “CHONG-ĐAI” RITUALS AND FESTIVALS IN LIFE OF SOUTHERN KHMER PEOPLE Lê Thị Diễm Phúc1 Tóm tắt Abstract Tục “chong-đai” (cột tay) là một nghi thức độc đáo xuất hiện ở hầu hết các nghi lễ vòng đời của người Khmer ở Nam Bộ. Nó thể hiện mong ước, niềm tin của các thế hệ người Khmer về một tương lai tươi sáng. Sợi chỉ dùng để cột tay được gọi là “sôt”. Hình ảnh “sôt” không chỉ xuất hiện trong tục “chong-đai” mà còn phổ biến ở các sinh hoạt thường ngày và các lễ tục khác - được xem là biểu tượng cho sự may mắn, hạnh phúc, bình an trong cuộc sống. Bài viết trình bày các biểu hiện cũng như ý nghĩa của “sôt” và tục “chong đai” trong đời sống của người Khmer Nam Bộ. “Chong-đai” is a traditionally original custom demonstrated in most of rituals and festivals of Khmer people in the South of Viet Nam. More specifically, it expresses wishes and beliefs of Khmer people about a brighter future. A thread to be used to link hands together is called “Sôt”. “Sôt” is not only used in “chong-đai” but also in many various festivals and rituals that symbolizes luck, happiness and peace in life. This article presents demonstrations and meaning of “chong dai” custom and “sot” so that we can understand their roles in daily life of the Khmer people in the South of Viet Nam. Từ khóa: Sôt, tục “chong-đai”, người Khmer Nam Bộ. 1. Mở đầu1 Người Khmer sống trên vùng đất Nam Bộ Việt Nam từ lâu đã khẳng định được mình bởi những giá trị văn hóa đặc sắc. Đến với Nam Bộ, ta sẽ không khỏi ngỡ ngàng, rồi trầm trồ trước những ngôi chùa uy nghi tráng lệ giữa chốn thị thành hay chốn phum sóc xa xôi, hẻo lánh. Đời sống người Khmer gắn liền với ngôi chùa, với Phật giáo. Người Khmer Nam Bộ theo Phật giáo Nam tông và cách sống cũng như cách nghĩ của họ ít nhiều chịu ảnh hưởng từ giáo lí của hệ phái này. Cùng sống chung trên một vùng đất với người Kinh - Hoa - Chăm, dù có giao lưu, tiếp biến, người Khner