Nội dung của bài viết trình bày về phẫu thuật điều trị lồng ruột ở trẻ em, kết quả cho thấy phẫu thuật điều trị lồng ruột ở trẻ em có tỷ lệ cắt ruột và biến chứng sau mổ khá cao, phẫu thuật nội soi thành công có thể góp phần làm giảm biến chứng sau mổ. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT LỒNG RUỘT Ở TRẺ EM Trần Ngọc Sơn *, Nguyễn Đức Thắng** TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị lồng ruột ở trẻ em. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu các trường hợp bệnh nhi (BN) bị lồng ruột phải phẫu thuật từ tháng 1/ 2012 đến tháng 5/2014 tại bệnh viện Nhi Trung Ương. Kết quả: Có 110 BN thuộc đối tượng nghiên cứu với tuổi trung bình 15 ± 2,4 tháng. 84% BN có biểu hiện cả 3 triệu chứng nôn, khóc cơn, ỉa máu, trong đó có 5,5% có biểu hiện sốc. Hầu hết trẻ đến viện muộn sau 24 giờ (70%). Chỉ định phẫu thuât bao gồm tháo lồng bằng hơi thất bại (83,6%), thủng ruột khi tháo lồng (1,8%), sốc (5,5%), lồng ruột tái phát nhiều lần (6,4%). 74,6%% trẻ được phẫu thuật mở và 25,4% trẻ được phẫu thuật nội soi (PTNS). Tỷ lệ PTNS thành công là 60,7%. Trong quá trinh phẫu thuật phát hiện 10,9% trẻ có nguyên nhân gây lồng ruột. Tổng số 30% trẻ phải cắt đoạn ruột. Biến chứng sau mổ gặp ở 9,1%, không có ca nào tử vong. Nhóm PTNS không ca nào gặp biến chứng. Với thời gian theo dõi sau mổ từ 2 – 12 tháng có 3,6% trẻ bị tắc ruột và 3,6% trẻ bị lồng ruột tái phát. Kết luận: Phẫu thuật điều trj lồng ruột ở trẻ em có tỷ lệ cắt ruột và biến chứng sau mổ khá cao. PTNS thành công có thể góp phần làm giảm biến chứng sau mổ. Từ khóa: Lồng ruột, phẫu thuật, phẫu thuật nội soi. ABSTRACT RESULTS OF SURGICAL TREATMENT FOR INTUSSUSCEPTION CHILDREN Tran Ngoc Son, Nguyen Duc Thang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 13 - 17 Objective: To assess the results of surgical treatment for intussusception in children. Methods: Retrospective study of all children with intussusception undergoing surgery for the period between January, 2012 and May, 2014 at National Hospital of Pediatrics. Results: 110 patients were identified with mean age of 15 ± 2,4 months. 84% of the patients had all 3 symptoms of abdominal pain, vomiting and bloody stool; were in shock.