Nội dung chính của bài viết là phân tích cấu trúc không gian Thành Huế hình thành đô thị sinh thái, lịch sử hoà nhập con người và thiên nhiên, tạo nên cấu trúc phát triển bền vững là những giá trị về đô thị truyền thống đáng trân trọng của ông cha ta. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC HUẾ TẬP 1, SỐ 1 (2014) CẤU TRÚC KHÔNG GIAN KINH THÀNH HUẾ Võ Ngọc Đức*, Nguyễn Ngọc Tùng Khoa Kiến trúc, trường Đại học Khoa học Huế * Email: voduchue@ TÓM TẮT Kinh thành Huế là sự kết hợp độc đáo giữa những nguyên tắc kiến trúc truyền thống Việt nam, tư tưởng triết lý phương Đông, kiến trúc quân sự phương Tây (Vauban). Thuật phong thuỷ được áp dụng nghiêm ngặt trong việc chọn vị trí và chọn hướng xây thành. Vị trí Kinh thành Huế được lựa chọn cẩn thận, bao gồm đầy đủ các đặc trưng địa lý như là: sông, núi, đất đai bằng phẳng và các nét cảnh quan đặc trưng: có núi Ngự làm tiền án, sông Hương làm minh đường, hai đảo Cồn Hến và Dã Viên tượng trưng tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ Việc chọn địa hình, dựng đồ án; kỹ thuật thi công tường thành, xử lý móng, xây gạch; nghệ thuật trang trí, điêu khắc gỗ, làm ngói men; hệ thống mạng lưới giao thông ô cờ, cấu trúc theo trục thần đạo, hệ thống thuỷ hệ, cách bố cục các công trình truyền thống tương tự như các phương thức xây dựng kiến trúc cổ Việt nam. Vòng thành ngoài Kinh Thành theo kiểu kiến trúc kiểu Vauban, hai vòng trong Hoàng Thành và Tử Cấm Thành vẫn là kiến trúc thành cổ phương Đông. Cấu trúc không gian Thành Huế hình thành đô thị sinh thái, lịch sử hoà nhập con người và thiên nhiên, tạo nên cấu trúc phát triển bền vững là những giá trị về đô thị truyền thống đáng trân trọng của ông cha ta. Từ khoá: Kinh thành, lớp không gian, lớp, cấu trúc không gian, kiến trúc, Vauban, thuật phong thuỷ, tổ chức không gian. 1. MỞ ĐẦU . Đặt vấn đề Di sản kiến trúc Huế bao gồm: thành quách, cung điện, đền đài, miếu mạo, lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn đã được UNESCO công nhận năm 1993 nhưng cụ thể nó có những giá trị kiến trúc gì vẫn chưa có đề tài nào nhìn nhận một cách rõ ràng và cụ thể. Vấn đề xây dựng một nền kiến trúc hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc đã và đang được Đảng và Nhà nước đặt lên hàng đầu. Bài viết nghiên cứu cấu trúc không gian truyền thống trong kiến trúc Kinh