Bài viết phân tích thực trạng và các giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn Việt Nam hiện nay. Theo tác giả, tỷ lệ thanh niên nông thôn chưa qua đào tạo nghề còn cao, công tác đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn chưa được coi trọng đúng mức. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9(82) - 2014 ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐOÀN KIM THẮNG * Tóm tắt: Đào tạo nghề cho lao động, thanh niên nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Bài viết phân tích thực trạng và các giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn Việt Nam hiện nay. Theo tác giả, tỷ lệ thanh niên nông thôn chưa qua đào tạo nghề còn cao, công tác đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn chưa được coi trọng đúng mức. Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, cần tăng cường công tác tuyên truyền, triển khai dạy nghề tại chỗ, dự báo chính xác thị trường lao động và nhu cầu học nghề. Từ khóa: Đào tạo nghề; thanh niên; nông thôn. 1. Mở đầu Sau gần 30 năm Đổi mới, nông nghiệp, nông dân và nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, những kết quả đó vẫn chưa xứng với tiềm năng, lợi thế không nhỏ của Việt Nam và đặc biệt là, sự bất cân đối giữa các vùng, các ngành kinh tế vẫn còn tồn tại khá rõ nét. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là, phần lớn người lao động nông thôn vẫn chưa được đào tạo nghề một cách bài bản. Gần 80% dân số sống ở nông thôn và trên 70% lao động nông thôn, trong đó đa phần có kỹ năng nghề rất thấp trong khi đó việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ lẻ, phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng 52 nhiều mặt hàng còn thấp. Nghị Quyết số 26 của Trung ương, ngày 5 tháng 8 năm 2008, Hội nghị Trung ương 7 khóa X, về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã xác định: “Hình thành Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm hằng năm đào tạo khoảng một triệu lao động nông thôn; phấn đấu đến năm 2020 lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội; tỷ lệ lao động .