Bài viết này chọn nguồn tham thoại để nghiên cứu vị trí người viết bình luận tin chọn cho mình và cách thức họ tương tác với độc giả dựa trên 30 bài viết về “Hồ sơ Panama”. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa nguồn xuất hiện nhiều hơn đơn nguồn và đa nguồn mở rộng được ưu tiên hơn đa nguồn hạn định trong thể loại này. | PHƯƠNG THỨC GIAO TIẾP VỚI ĐỘC GIẢ CỦA CÁC BÀI BÌNH LUẬN BÁO CHÍ VỀ “HỒ SƠ PANAMA” TỪ GÓC NHÌN CỦA THUYẾT ĐÁNH GIÁ Nguyễn Thị Thu Hiền* Khoa Ngoại ngữ, Đại học Quy Nhơn, 170 An Dương Vương, TP. Quy Nhơn, Bình Định, Việt Nam Nhận bài ngày 17 tháng 05 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 16 tháng 12 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 06 tháng 01 năm 2017 Tóm tắt: Việc sử dụng các nguồn ngôn liệu của Thuyết đánh giá để phân tích các nét nghĩa liên nhân của một diễn ngôn đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là của các diễn ngôn báo chí. Bài viết này chọn nguồn tham thoại để nghiên cứu vị trí người viết bình luận tin chọn cho mình và cách thức họ tương tác với độc giả dựa trên 30 bài viết về “Hồ sơ Panama”. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa nguồn xuất hiện nhiều hơn đơn nguồn và đa nguồn mở rộng được ưu tiên hơn đa nguồn hạn định trong thể loại này. Kết luận này cho thấy mức độ giao tiếp cao giữa người viết và độc giả. Với hai yếu tố đa nguồn hạn định và đa nguồn mở rộng, người bình tin đã tạo sự an toàn bằng việc sử dụng các nguồn ngôn liệu đánh giá từ các nguồn khác nhiều hơn từ chính bản thân, hoặc tạo cơ hội cho người đọc tự đánh giá sự kiện. Từ khóa: Thuyết đánh giá, tham thoại, đa nguồn hạn định, đa nguồn mở rộng, đơn nguồn 1. Phần mở đầu Diễn ngôn bình luận báo chí được cho là một thể loại có tính chủ quan cao của người viết vì nó thường là diễn ngôn thể hiện quan điểm, hay chính kiến về một sự kiện nào đó. Người viết bình luận có nhiều cách để nêu đánh giá và tạo ảnh hưởng lên người đọc tùy thuộc vào mức độ hiểu thông tin của mình. Nếu chọn đánh giá sự việc một cách hiển ngôn, người viết đã nhận trách nhiệm về các thông tin và ý kiến được nêu ra, ngược lại, nếu trình bày quan điểm một cách hàm ẩn thì người viết có thể tách mình ra khỏi các trách nhiệm đối với thông tin được đánh giá. Mặc dù khác về cách bày tỏ chính kiến, nhưng ở một chừng mực nào đó, hiển ngôn hay hàm ẩn đều giúp tạo sự tương tác giữa người bình tin và người đọc tin. Mục tiêu của bài báo này là nghiên cứu các