Nghiên cứu này trình bày những ảnh hưởng của than sinh học đến sự biến động hàm lượng chất hữu cơ, N-NH4 trong đất và một số yếu tố môi trường đất trồng lúa như pH, Eh trong đất thịt pha cát ở khu vực ngoại ô của thành phố Thái Nguyên, Việt Nam. | Mai Thị Lan Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 191 - 196 ĐẶC ĐIỂM HÓA SINH HỌC CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẤT LÚA TẠI QUYẾT THẮNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Mai Thị Lan Anh1, Stephen Joseph2, Lukas Van Zwieten2, Hoàng Trung Kiên1, Hoàng Lâm1, Văn Hữu Tập1, Mai Văn Trịnh3 1 Trường ĐH Khoa học – ĐH Thái Nguyên, 2ĐH New South Wales, NSW2052 Australia 3 Viện Môi trường Nông nghiệp (IAE), Hà Nội, Việt Nam TÓM TẮT Nghiên cứu này trình bày những ảnh hưởng của than sinh học đến sự biến động hàm lượng chất hữu cơ, N-NH4 trong đất và một số yếu tố môi trường đất trồng lúa như pH, Eh trong đất thịt pha cát ở khu vực ngoại ô của thành phố Thái Nguyên, Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của năm thứ nhất ở thí nghiệm nghiên cứu 3 năm gồm các công thức thử nghiệm với than sinh học và phân chuồng được đánh giá trong bài báo này. Than sinh học được sản xuất nhờ quá trình đốt nhiệt phân bằng thiết bị TLUD-drum của hỗn hợp sinh khối gồm trấu, rơm rạ, tre và gỗ. Trước khi nhiệt phân, tất cả sinh khối này được trộn với hỗn hợp có chứa thành phần dinh dưỡng cao. Sau 1 năm đầu tiên bón than sinh học, hàm lượng chất hữu cơ trong đất đã tăng lên 62,5%. Than sinh học ủ với phân chuồng đã phát huy đặc tính hấp phụ tốt đối với các thành phần khoáng chất như sắt và amoni, nhờ đó vừa giúp giữ lại chất dinh dưỡng trong đất vừa giảm độc sắt trong đất lúa. Từ khóa: Các bon hữu cơ trong đất, đất trồng lúa, than sinh học, phân compost. ĐẶT VẤN ĐỀ* Lúa (Oryza sativa) là một loại cây lương thực quan trọng và là nguồn thực phẩm lâu đời hơn bất kỳ cây trồng khác. Tuy nhiên, việc trồng và sản xuất lúa gạo nảy sinh một số vấn đề môi trường như phát thải khí nhà kính, đặc biệt là khí mêtan (CH4) và nitơ oxit (N2O), vấn đề quản lý số lượng lớn rơm rạ và nước tưới cần thiết cho các giai đoạn ngập nước liên tục (Bueno và Lafarge, 2009) [3]. Những cánh đồng lúa thoát nước tốt, hoặc là do nguồn nước hạn chế hoặc làm cỏ sục khí để tăng cường gốc đẻ nhánh, là các biện pháp canh tác phổ biến ở các nước