Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, Lê Văn Trương (1906-1964) nổi lên như một hiện tượng đặc biệt. Sức viết của ông không dễ mấy ai có được, nếu không nói là không ai có được. Với 247 cuốn tiểu thuyết trong đời văn, Lê Văn Trương đã đem tư tưởng người hùng diễn tả thành gần như một chủ nghĩa trong tác phẩm. | Lê Thị Ngân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 13 - 18 ÁI TÌNH TRONG TIỂU THUYẾT LÊ VĂN TRƯƠNG Lê Thị Ngân* Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, Lê Văn Trương (1906-1964) nổi lên như một hiện tượng đặc biệt. Sức viết của ông không dễ mấy ai có được, nếu không nói là không ai có được. Với 247 cuốn tiểu thuyết trong đời văn, Lê Văn Trương đã đem tư tưởng người hùng diễn tả thành gần như một chủ nghĩa trong tác phẩm. Nhà nghiên cứu Hoàng Hữu Đản đã cho rằng, Lê Văn Trương "là một nhà văn đã tạo ra được, lần đầu tiên và duy nhất trong văn học Việt Nam hình tượng“Người hùng” đã được cả một thời chấp nhận và say mê". Với những chuyện tình éo le, với những tình yêu nồng nàn, cao thượng và đầy hi sinh đã tạo cho tiểu thuyết Lê Văn Trương có một sức hấp dẫn riêng với công chúng văn học đương thời. Từ khóa: Lê Văn Trương, nhân vật người hùng, công chúng, tình yêu, văn học Việt Nam. Tiểu thuyết gia Lê Văn Trương (1906-1964) đã tạo được một "hình tượng“Người hùng” đã được cả một thời chấp nhận và say mê".(1) Nhân vật người hùng của ông "lúc thì là một công tử ăn chơi váng trời, lúc thì là một tay doanh nghiệp đáng ngồi ngang với Bạch Thái Bưởi, lúc thì là một người chồng rất mực, "một người cha" gương mẫu, là đấng trượng phu", nhưng sau cùng, "luôn luôn là tình lang lý tưởng, phàm giai nhân nào cũng mơ ước".(2) Chất người hùng trong nhân vật của Lê Văn Trương "không chỉ để oanh liệt trong những tình huống hiểm nghèo mà còn cao thượng, quân tử trong các quan hệ tình cảm, đặc biệt là trong tình yêu".(3) Công chúng văn học của Lê Văn Trương chủ yếu là tầng lớp bình dân, tiểu tư sản. Công chúng văn học của Lê Văn Trương là "độc giả trung lưu " (Phạm Thế Ngũ) "đám "đẳng cấp tiểu tư sản" (Lương Đức Thiệp). Tầm nhận thức và vốn văn hoá của họ ưa những gì giản dị. Họ cần sự giải trí, họ cần được thoả mãn trí tò mò, họ mong muốn được tham gia những cuộc phiêu lưu, dù là trong tâm trí. Trong các sự phiêu lưu, phiêu lưu .