Với cách đặt vấn đề như vậy, bài viết này khởi đầu cho mục đích được gợi ra trên đây, bằng cách giới thiệu một số kinh nghiệm bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể - kỹ thuật dệt vải truyền thống của làng Yuki, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản, vùng đất có nhiều nét văn hóa tương đồng với các làng nghề dệt vải truyền thống của Việt Nam. | Nguy n Th Thu H ng: Kinh nghi m b o t n. KINH NGHIỆM BẢO TỒN DI SẢN CỦA LÀNG DỆT YUKI, TỈNH IBARAKI, NHẬT BẢN 118 NGUY N TH THU H NG* ông cuộc bảo tồn và phát huy/khai thác giá trị di sản văn hóa mang tính toàn cầu, thể hiện những sáng tạo riêng của một cộng đồng nhất định, trong quá trình ứng xử với di sản của chính cộng đồng mình, do mình làm chủ và thụ hưởng các giá trị văn hóa nói chung. Những kinh nghiệm hữu ích từ công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản từ một cộng đồng/tiểu cộng đồng cụ thể, chí ít cũng là những bài học mang tính ứng dụng khả thi đối với các cộng đồng có môi trường văn hóa tương đồng, từ đó, góp phần nâng cao nhận thức của từng thành viên cộng đồng đối với di sản, tạo ra hiệu ứng tích cực mang tính tổng lực cho sự tham gia của cộng đồng địa phương cùng các nhà quản lý, các nhà khoa học và doanh nghiệp vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản, trở thành động lực cho phát triển bền vững đời sống văn hóa - xã hội đương đại. Với Việt Nam, trong số hơn 2000 làng nghề truyền thống, có không ít làng nghề đã và đang đứng trước nguy cơ chuyển đổi, tiếp biến hoặc tan rã để mưu sinh theo những nghề nghiệp khác nhau, đáp ứng nhu cầu sinh tồn của cộng đồng. Chính vì thế, để củng cố, nâng cấp và tìm ra hướng đi phù hợp với điều kiện xã hội đương đại, vừa bảo tồn được nghề thủ công truyền thống quen thuộc, vừa phát triển kinh tế và bảo lưu được truyền thống văn hóa làng nghề ở hàng trăm làng quê Việt Nam hiện nay, việc quan tâm giao lưu, học hỏi những kinh nghiệm từ các làng nghề của các nền văn hóa C * Vi n Văn hóa Ngh thu t qu c gia Vi t Nam tương đồng với Việt Nam là nhiệm vụ cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi nhận thức từ đội ngũ những người thực hành nghề tại các làng quê, mà còn là yêu cầu chính đáng đối với chính quyền, với đội ngũ quản lý văn hóa các cấp tại những địa bàn đã và đang hiện tồn làng nghề truyền thống ở Việt Nam. Với cách đặt vấn đề như vậy, bài viết này khởi đầu cho mục đích được gợi ra trên đây, bằng .