Chùa Bổ Đà trung tâm văn hóa Phật giáo, tín ngưỡng của khu vực, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Phật giáo và tín ngưỡng của người Việt trong lịch sử. Trong chùa, hiện còn lưu giữ được gần 2000 mộc bản, với niên đại từ thế kỉ XVIII trở về sau. Đó là một di sản tư liệu có giá trị đặc biệt, phản ánh nhiều mặt về đời sống văn hóa dân tộc nói chung và của văn hóa Phật giáo nói riêng. | S 4 (57) - 2016 - Di s n v n h‚a v t th VỀ GIÁ TRỊ MỘC BẢN CHÙA BỔ ĐÀ (BẮC GIANG) 37 NGUY N S * TÓM TẮT Chùa Bổ Đà trung tâm văn hóa Phật giáo, tín ngưỡng của khu vực, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Phật giáo và tín ngưỡng của người Việt trong lịch sử. Trong chùa, hiện còn lưu giữ được gần 2000 mộc bản, với niên đại từ thế kỉ XVIII trở về sau. Đó là một di sản tư liệu có giá trị đặc biệt, phản ánh nhiều mặt về đời sống văn hóa dân tộc nói chung và của văn hóa Phật giáo nói riêng. Từ khóa: mộc bản; chùa Bổ Đà. ABSTRACT Bo Da Pagoda - used to be a centre of Buddhist culture and beliefs of the region - had a strong influence on Buddhism and belief of the Viet people in history. In the pagoda, it is preserved nearly 2,000 woodblocks, dating from the eighteenth century onwards. This documentary heritage has special value, reflected in many aspects of the cultural life of the nation in general and Buddhist culture in particular. Key words: woodblock; Bo Da Pagoda. hùa Bổ Đà vốn có tên gốc là Tứ Ân thiền tự. Bổ Đà là cách gọi tên chùa theo địa danh phát tích của Quan Âm (Bổ Đà sơn). Trước khi được trùng tu và xây lớn với quy mô như ngày nay, thì chùa vốn là một am nhỏ thờ Quan Âm trên lưng chừng núi Phượng Hoàng, mà ngày nay, vẫn còn dấu tích. Sang thế kỉ XVIII, năm 1720, thiền sư Phạm Kim Hưng (Tính Ánh) xuất gia theo Phật, đã về đây gây dựng chùa Bổ Đà. Trên nền tín ngưỡng bản địađã có sẵn am thờ Quan Âm, ông mở rộng quy mô dựng xây chùa Bổ Đà. Ông là đệ tử dòng Lâm Tế (được truyền từ thiền sư Chuyết Chuyết), đã kế thừa tông phong đương thời từ thiền sư Chân Nguyên để phát triển Bổ Đà thành một sơn môn lớn ở miền Bắc, cùng nhiều đệ tử tổ chức san khắc, ấn tống kinh sách, đặc biệt, còn diễn Nôm quy nghi và nhiều kinh sách để phục vụ cho việc đào tạo tăng tài1. Từ đó, Bổ Đà cùng với các chùa trong sơn môn, như Yên Ninh (Hải Dương) có sự liên kết để khắc ván và ấn tống kinh sách, khiến cho pháp mạch được lưu chuyển tới nhiều chùa ở miền Bắc nước ta Hiện nay, trong chùa Bổ