Ngập lụt do triều trên hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai trong điều kiện nước biển dâng và vai trò làm giảm ngập của rừng Cần Giờ

Trong trường hợp rừng Cần Giờ được đắp đê bao để thành hồ chứa với hướng dòng chảy vào và ra được thiết kế một cách hợp lý, mực nước đỉnh triều ở Nhà Bè và Phú An sẽ giảm từ 10 – 11cm và mức giảm sẽ gia tăng khi có nước biển dâng. Hiệu quả giảm mực nước đỉnh triều này hoàn toàn có thể cân bằng với hiệu ứng từ gia tăng mực nước biển trung bình, giúp cho mực nước triều tại Phú An duy trì ở mức hiện nay cho tới năm 2050 bất chấp nước biển dâng. | 76 SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT JOURNAL, Vol 20, 2017 Ngập lụt do triều trên hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai trong điều kiện nước biển dâng và vai trò làm giảm ngập của rừng Cần Giờ Lê Thị Hoa, Sơn Tăng Mỹ Hoa, Trần Thị Mỹ Hồng, Lê Song Giang Tóm tắt— Hạ lưu sông hệ thống Đồng Nai là vùng đất thấp. Mỗi khi triều cao, nhiều khu vực trên vùng này bị ngập lụt. Bằng phương pháp mô hình toán trong đó sử dụng mô hình tích hợp 1D2D, nguy cơ ngập lụt do triều cao ở vùng này đã được đánh giá cụ thể thông qua các con số về diện tích ngập. Các tính toán cũng chỉ ra rằng nếu mất đi khả năng trữ nước của rừng Cần Giờ, mực nước đỉnh triều ở Nhà Bè và Phú An sẽ tăng thêm khoảng 2 – 3cm và sẽ tăng nhiều hơn trong tương lai khi có nước biển dâng. Trong trường hợp rừng Cần Giờ được đắp đê bao để thành hồ chứa với hướng dòng chảy vào và ra được thiết kế một cách hợp lý, mực nước đỉnh triều ở Nhà Bè và Phú An sẽ giảm từ 10 – 11cm và mức giảm sẽ gia tăng khi có nước biển dâng. Hiệu quả giảm mực nước đỉnh triều này hoàn toàn có thể cân bằng với hiệu ứng từ gia tăng mực nước biển trung bình, giúp cho mực nước triều tại Phú An duy trì ở mức hiện nay cho tới năm 2050 bất chấp nước biển dâng. Từ khóa— Hệ thống sông Đồng Nai, ngập lụt, nước biển dâng, mô hình 1D2D. 1 GIỚI THIỆU Từ khoảng hơn chục năm trở lại đây, mực nước đỉnh triều trên hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai đã tăng liên tục và trở thành một trong 3 nguyên nhân chính gây ngập lụt vùng hạ lưu sông [1, 2]. Gia tăng mực nước này có nguồn gốc từ 2 yếu tố là nước biển dâng ngoài cửa sông (thể hiện thông qua mực nước tại trạm Vũng Tàu) và sự suy giảm diện Bản thảo nhận ngày 07 tháng 11 năm 2016, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 12 tháng 4 năm 2017 Bài báo đã được hoàn thành với sự tài trợ của Sở KHCN trong khuôn khổ Đề tài Nghiên cứu Khoa học Hợp đồng số 168/2016/HĐ-SKHCN, ngày 11 tháng 12 năm 2015. Lê Thị Hoa, Sơn Tăng Mỹ Hoa, Trần Thị Mỹ Hồng, Lê Song Giang - Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM. (E-mail: lsgiang@; .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.