Vốn xã hội trong phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn - Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Bài viết phân tích vai trò của vốn xã hội như một giải pháp quan trọng đối với phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn Việt Nam thông qua một nghiên cứu điển hình về vốn xã hội trong phát triển ngành nghề phi nông nghiệp. Bài viết cũng đề xuất các giải pháp về khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn vốn xã hội cũng như giải pháp kiểm soát các tác động tiêu cực của vốn xã hội đối với phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 6(91) - 2015 CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Vốn xã hội trong phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn Nguyễn Thị Ánh Tuyết * Tóm tắt: Bài viết phân tích vai trò của vốn xã hội như một giải pháp quan trọng đối với phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn Việt Nam thông qua một nghiên cứu điển hình về vốn xã hội trong phát triển ngành nghề phi nông nghiệp. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vốn xã hội đã và đang tồn tại và đóng góp nhất định cho sự phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề ở nông thôn thông qua việc huy động nguồn lực (vốn, tư liệu sản xuất.), hợp tác, liên kết sản xuất, mở rộng thị trường, cơ hội việc làm phi nông nghiệp. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất các giải pháp về khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn vốn xã hội cũng như giải pháp kiểm soát các tác động tiêu cực của vốn xã hội đối với phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn. Từ khóa: Vốn xã hội; ngành nghề phi nông nghiệp; nông nghiệp; nông thôn. 1. Vốn xã hội: một giải pháp hỗ trợ cho phát triển kinh tế nông thôn Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có 4 loại hình vốn là cơ sở để xác định được một nền kinh tế đang hoạt động. Vốn được hiểu là một thứ có thể mang ra đầu tư, trao đổi và chuyển đổi thành các hình thức khác. Đây chính là cơ sở để vận dụng nguồn vốn xã hội trong phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn nói chung và ngành nghề phi nông nghiệp nói riêng. Vấn đề ở đây là: làm thế nào để xác định được vốn xã hội đang ở trạng thái nào và làm thế nào để sử dụng loại hình vốn xã hội cho phát triển kinh tế? Trước hết, để xác định một nền kinh tế đang hoạt động thì dựa vào 4 nguồn vốn 52 chính: vốn xã hội và nhân lực, vốn tài chính, vốn sản xuất, vốn tự nhiên. Vốn xã hội nhấn mạnh là các quan hệ đối tác, các thể chế và mạng lưới xã hội, sự tin tưởng trong xã hội, môi trường điều phối, hợp tác nhằm hướng đến lợi ích chung cũng như các mối quan hệ kinh doanh. Quay trở lại với tính chất của một loại “vốn”, thì .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.