Mướp hương (Luffa cylindrical (L.) M. Roem.) là một trong những loại rau quả phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, cây mướp hương chưa được chú trọng phát triển tương xứng với tiềm năng của nó do hạn chế về yếu tố giống và kỹ thuật canh tác. Trong bài báo này chúng tôi tiến hành đánh giá 9 tổ hợp lai và 2 giống đối chứng để chọn ra được các tổ hợp lai có năng suất cao, chất lượng tốt và phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương. | Tạp chí Khoa học–Đại học Huế ISSN 2588–1205 Tập 126, Số 3C, 2017, Tr. 171–181 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÁC TỔ HỢP LAI MƯỚP HƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN ĐỒNG RUỘNG TẠI THỪA THIÊN HUẾ Trương Thị Hồng Hải*, Trần Thị Thanh, Nguyễn Minh Hiếu Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Tóm tắt: Mướp hương (Luffa cylindrical (L.) M. Roem.) là một trong những loại rau quả phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, cây mướp hương chưa được chú trọng phát triển tương xứng với tiềm năng của nó do hạn chế về yếu tố giống và kỹ thuật canh tác. Trong bài báo này chúng tôi tiến hành đánh giá 9 tổ hợp lai và 2 giống đối chứng để chọn ra được các tổ hợp lai có năng suất cao, chất lượng tốt và phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy các tổ hợp lai M3, M4, M5, M6, M7 và M8 cho năng suất thực thu cao trên 20 tấn/ha, cao nhất là M7 đạt 23,3 tấn/ha. Chất lượng quả của các tổ hợp lai M1, M4, M5 và M8 là tốt nhất với mùi thơm đặc trưng trước và sau khi nấu. Các tổ hợp lai có ưu điểm về năng suất và chất lượng gồm M4, M5, M6, M7, M8. Cần tiếp tục nghiên cứu các tổ hợp lai trong nhiều vụ và chân đất khác nhau nhằm đánh giá tốt tiềm năng của các tổ hợp lai để áp dụng vào thực tế sản xuất. Từ khóa: mướp hương, Luffa cylindrica, tổ hợp lai, năng suất, chất lượng 1 Đặt vấn đề Mướp hương (Luffa cylindrica (L.) M. Roem.) thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) là một trong những loại rau quả phổ biến ở Việt Nam. Quả mướp có hàm lượng cao các chất khoáng (Mg, Ca, Na, Fe, Cu.) (Dairo và cs., 2007) và các vitamin B, C, D. Quả mướp hương được sử dụng dưới nhiều hình thức và công dụng khác nhau như dùng làm thực phẩm chế biến các món ăn, dùng làm thuốc chữa bệnh. Bên cạnh đó, xơ mướp được sử dụng để nghiên cứu chế tạo tấm màng lọc các kim loại nặng (Oboh và cs, 2011). Thành phần chính của xơ mướp bao gồm xenluloza (60 %), hemixenluloza (30 %) và gỗ (10 %) (Rowell và cs, 2002; Mazali và Alves, 2005). Điều này cho thấy mướp hương là loại rau .