Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Tăng cường quản lý mua sắm tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản về quản lý mua sắm tài sản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam và phân tích thực trạng quản lý mua sắm tài sản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, luận văn đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường quản lý mua sắm tài sản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đến năm 2020. | TÓM TẮT LUẬN VĂN “Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Mua sắm tài sản là khâu đầu tiên của quá trình quản lý tài sản, có vị trí then chốt để bảo đảm hiệu quả trong sử dụng. Mua sắm tài sản quyết định sự phù hợp hay không phù hợp về tài sản phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng; quyết định việc tài sản được sử dụng lâu dài hay không lâu dài tùy theo chất lượng của tài sản mua sắm; Quyết định chi phí về tài sản trong tổng chi tiêu. Do đó, việc mua sắm tài sản phải đáp ứng được các tiêu chí, các yêu cầu; phù hợp tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản và chế độ quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định (vì Agribank là doanh nghiệp Nhà nước); đáp ứng một cách tối ưu nhu cầu về tài sản để phục vụ hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống Agribank trong điều kiện khả năng ngân sách có hạn; tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm tài sản; bảo đảm công khai, minh bạch. Tuy nhiên việc mua sắm tài sản của Agribank trong những năm vừa qua đang tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục đó là việc lập dự toán mua sắm tài sản của các đơn vị trong hệ thống còn thiếu chính xác dẫn đến việc tổng mức đầu tư dự kiến cao hơn nhiều so với thực tế, cộng với việc bố trí nguồn vốn cho công tác đầu tư mua sắm chưa kịp thời dẫn đến tỷ lệ thực hiện kế hoạch thấp (năm 2013 tỷ lệ thực hiện kế hoạch vốn là 51,4%, năm 2014 là 50,97% và năm 2015 là 59,6%). Tình trạng sử dụng vốn sai mục đích, mua sắm tài sản, thiết bị vượt tiêu chuẩn, sai quy định, thậm chí kém chất lượng, gây lãng phí xảy mua sắm tài sản . Đây chính là nguyên nhân dẫn đến thất thoát và sử dụng thiếu hiệu quả các nguồn lực tài chính, làm nảy sinh nhiều tiêu cực dẫn đến giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động không cao. Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Tăng

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
10    74    2    29-04-2024
322    77    1    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.