Động cơ học tập tiếng Hoa của sinh viên dân tộc Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, khảo sát động cơ học tập tiếng Hoa của sinh viên dân tộc Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên có động cơ học tập tương đối tích cực. Trong ba phạm vi động cơ học tập, động cơ học tập của sinh viên trên phạm vi ngôn ngữ là cao nhất, kế đến là động cơ học tập trên phạm vi môi trường học tập và phạm vi người học. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION JOURNAL OF SCIENCE KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES ISSN: 1859-3100 Tập 15, Số 11 (2018): 123-130 Vol. 15, No. 11 (2018): 123-130 Email: tapchikhoahoc@; Website: ĐỘNG CƠ HỌC TẬP TIẾNG HOA CỦA SINH VIÊN DÂN TỘC HOA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lưu Hớn Vũ* Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 24-6-2018; ngày nhận bài sửa: 08-11-2018; ngày duyệt đăng: 21-11-2018 TÓM TẮT Bài viết sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, khảo sát động cơ học tập tiếng Hoa của sinh viên dân tộc Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên có động cơ học tập tương đối tích cực. Trong ba phạm vi động cơ học tập, động cơ học tập của sinh viên trên phạm vi ngôn ngữ là cao nhất, kế đến là động cơ học tập trên phạm vi môi trường học tập và phạm vi người học. Từ khóa: động cơ học tập, tiếng Hoa, sinh viên dân tộc Hoa. ABSTRACT A Study of Ho Chi Minh City Vietnamese Chinese Students’ Motivation of learning Chinese Through questionnaire survey method, this paper aims to clarify Ho Chi Minh City Vietnamese Chinese students’ motivation of learning Chinese. Survey results show that students’ motivation is great. Of three levels like language, learner and learning situation, learning motivation regarding language level is the greatest, the next rank is learning situation level, and the last rank is learner level. Keywords: learning motivation, Chinese, Vietnamese Chinese students. 1. Mở đầu Động cơ học tập là lĩnh vực được khá nhiều học giả quan tâm, nghiên cứu. Nó được xem là động lực kích thích người học lựa chọn và kiên trì học tập một ngôn ngữ nào đó (Dörnyei, 2005), có ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ học tập, sự tự tin, mức độ lo lắng, chiến lược học tập và chiến lược giao tiếp của người học (Gardner, 2001; Oxford & Shearin, 1994), có mối liên quan mật thiết đến trình độ ngôn ngữ của

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.