Bài viết tập trung phân tích và đánh giá thực trạng năng lực dạy học của GV bộ môn Lịch sử ở trường THCS hiện nay, từ đó chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về năng lực DH của GV. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 134-144 This paper is available online at DOI: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN LỊCH SỬ Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆN NAY TRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Phạm Thị Kim Anh Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Đổi mới giáo dục phổ thông đang đặt ra những yêu cầu mới về năng lực dạy học (DH) của người giáo viên (GV) Lịch sử. Muốn tiến hành đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV có đủ năng lực dạy học đáp ứng với chương trình – sách giáo khoa (SGK) mới thì trước hết cần phải đánh giá được thực trạng năng lực dạy học của đội ngũ GV lịch sử hiện nay ở trường trung học cơ sở (THCS) như thế nào. Xuất phát từ yêu cầu đó, nội dung của bài báo này tập trung phân tích và đánh giá thực trạng năng lực dạy học của GV bộ môn Lịch sử ở trường THCS hiện nay, từ đó chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về năng lực DH của GV. Từ khóa: Năng lực dạy học, giáo viên lịch sử, đổi mới giáo dục phổ thông. 1. Mở đầu Những năm gần đây, các nghiên cứu về năng lực dạy học của người giáo viên (GV) nói chung, GV bộ môn lịch sử nói riêng được quan tâm nghiên cứu. Trong các công trình nghiên cứu của tác giả Phạm Hồng Quang [13], Nguyễn Thế Bình [3], Nguyễn Thị Huyền và Nguyễn Thị Mẫn [7], Vũ Xuân Hùng [8], Đặng Tự Ân [1]. . . đã nêu và phân tích rõ những yêu cầu về năng lực DH của người GV để đáp ứng với sự thay đổi của chương trình giáo dục mới. Một số bài viết đi sâu bàn về biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV lịch sử, như: “Suy nghĩ về đào tạo GV Lịch sử thời kì toàn cầu hóa giáo dục-đào tạo” của Nghiêm Đình Vỳ [15]; “Cần một đội ngũ GV dạy Sử ở trường phổ thông vừa yêu nghề vừa được đào tạo bài bản” của Trần Đức Minh [10]; “Nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử ở trường phổ thông từ việc đổi mới CT-SGK” của Đỗ Hồng Thái [14]; “Góp phần giải quyết những bức xúc và yếu kém trong dạy học lịch sử hiện nay” của Phạm Văn Hà [5]. Các .