Nội dung bài viết đề cập Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Facilitation Agreement - TFA) - gọi tắt là Hiệp định hoặc TFA, được thông qua ngày 14/7/2014 tại Geneva sẽ là một trong những văn bản rất quan trọng của WTO nhằm tạo ra những thuận lợi nhất định cho di chuyển hàng hóa giữa các quốc gia thành viên của WTO. Là một thành viên của WTO, TFA sẽ mang lại những thuận lợi cũng như những khó khăn cho Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam. | KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI CỦA WTO: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM Trịnh Thị Thu Hương* Phan Thị Thu Hiền** Tóm tắt Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization Trade Facilitation Agreement - TFA) – gọi tắt là Hiệp định hoặc TFA, được thông qua ngày 14/7/2014 tại Geneva sẽ là một trong những văn bản rất quan trọng của WTO nhằm tạo ra những thuận lợi nhất định cho di chuyển hàng hóa giữa các quốc gia thành viên của WTO. Là một thành viên của WTO, TFA sẽ mang lại những thuận lợi cũng như những khó khăn cho Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam. Như vậy việc nghiên cứu và thực hiện các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề trên là hết sức cần thiết. Từ khóa: thuận lợi thương mại (Trade Facilitation), Hiệp định, TFA, hải quan. Mã số: . Ngày nhận bài: 08/01/2015. Ngày hoàn thành biên tập: 03/02/2015. Ngày duyệt đăng: 03/02/2015. 1. Tổng quan về Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức thương mại thế giới . Tiến trình đàm phán Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO TFA hay còn gọi là các điều luật thuế quan toàn cầu (global customs rules) là hiệp định được thông qua dựa trên nguyên tắc đồng thuận của 160 quốc gia thành viên của WTO. Quá trình đàm phán nội dung Hiệp định bắt đầu từ tháng 7 năm 2004. Đây là một trong những chương trình làm việc quan trọng thuộc vòng đàm phán Doha của WTO. Nội dung Hiệp định được các quốc gia thà nh viên đàm phán nhằm hướng tới các mục tiêu cơ bản đó là: (1) tạo thuận lợi thương mại, đảm bảo sự cân bằng giữa tạo thuận lợi thương mại và đảm bảo tuân thủ luật pháp; (2) thúc đẩy vận * ** chuyển, thông quan hàng hóa trong thương mại quốc tế; (3) đẩy mạnh sự phối hợp giữa hải quan và các cơ quan khác trong quá trình di chuyển hàng hóa quốc tế; (4) thúc đẩy hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực các quốc gia thành viên WTO. PGS, TS, Trường Đại học Ngoại thương, Email:ttthuhuong@. TS, Trường Đại học Ngoại thương. Soá 71 (03/2015) Taïp