Bài báo giới thiệu giải pháp tích hợp ảnh viễn thám và GIS trong giám sát và thành lập bản đồ chuyên đề phân bố độ mặn của nước theo không gian và thời gian. Dữ liệu được sử dụng là ảnh vệ tinh Landsat 8 kết hợp với số liệu quan trắc độ mặn của nước được thu thập từ 11 trạm quan trắc. Kết quả phân tích cho thấy sự tương quan cao giữa giá trị quan trắc độ mặn của nước và giá trị độ sáng pixel của ảnh thành phần chính thứ nhất. Điều này cho phép áp dụng mô hình hồi quy và công cụ phân tích không gian của GIS để phát triển giải pháp giám sát xâm nhập mặn dọc sông Cửu Long. | Khoa học Tự nhiên Giải pháp tích hợp viễn thám và GIS trong giám sát xâm nhập mặn sông Cửu Long Lê Văn Trung, Trần Thị Vân, Nguyễn Nguyên Vũ* Khoa Môi trường và Tài nguyên, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Ngày nhận bài 2/7/2018; ngày chuyển phản biện 5/7/2018; ngày nhận phản biện 6/8/2018; ngày chấp nhận đăng 10/8/2018 Tóm tắt: Giải pháp truyền thống trong giám sát xâm nhập mặn sông Cửu Long đòi hỏi phải lấy mẫu thực địa, nên tốn nhiều thời gian và kinh phí. Bài báo giới thiệu giải pháp tích hợp ảnh viễn thám và GIS trong giám sát và thành lập bản đồ chuyên đề phân bố độ mặn của nước theo không gian và thời gian. Dữ liệu được sử dụng là ảnh vệ tinh Landsat 8 kết hợp với số liệu quan trắc độ mặn của nước được thu thập từ 11 trạm quan trắc. Kết quả phân tích cho thấy sự tương quan cao giữa giá trị quan trắc độ mặn của nước và giá trị độ sáng pixel của ảnh thành phần chính thứ nhất. Điều này cho phép áp dụng mô hình hồi quy và công cụ phân tích không gian của GIS để phát triển giải pháp giám sát xâm nhập mặn dọc sông Cửu Long. Giải pháp đề xuất cho phép hỗ trợ các địa phương trong việc giám sát, phân tích và phân vùng ảnh hưởng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Từ khóa: GIS, phân tích không gian, viễn thám, xâm nhập mặn. Chỉ số phân loại: Mở đầu ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất Việt Nam, đóng góp quan trọng trong cung cấp lương thực nội tiêu cũng như cho xuất khẩu. Tuy nhiên, nơi đây đang phải chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và tác động tiêu cực từ các công trình ngăn nước ở thượng nguồn. Hệ thống sông Cửu Long được tính từ Tân Châu trên sông Tiền và Châu Đốc trên sông Hậu chảy ra biển qua 9 cửa sông: Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Trần Đề và Bát Thát. Chế độ thủy văn của sông Cửu Long bị chi phối đáng kể bởi thủy triều ở biển Đông và sự suy giảm lưu lượng nước từ thượng nguồn. Theo số liệu của các trạm quan trắc cho thấy, vào mùa khô, xâm nhập mặn từ các cửa sông