Các đứt gãy Đệ tứ – đứt gãy hiện đại tại khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam gây sụt lún khá mạnh ở cửa sông Thu Bồn. Qua việc đánh giá sự phân bố trầm tích trong vùng tác động của các đứt gãy, chúng tôi đã đánh giá phương thức dịch chuyển của đứt gãy, định lượng biên độ, tốc độ sụt lún của một số đứt gãy chính tại khu vực này trong thời gian kỷ Đệ tứ. | Đánh giá tốc độ sụt lún các đứt gãy Đệ Tứ - đứt gãy hiện đại vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Trái đất và Môi trường; ISSN 2588-1183 Vol. 127, No. 4A, 2018, P. 45-52; DOI: ĐÁNH GIÁ TỐC ĐỘ SỤT LÚN CÁC ĐỨT GÃY ĐỆ TỨ – ĐỨT GÃY HIỆN ĐẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM Hoàng Ngô Tự Do* Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, 77 Nguyễn Huệ, Huế, Việt Nam Tóm tắt: Các đứt gãy Đệ tứ – đứt gãy hiện đại tại khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam gây sụt lún khá mạnh ở cửa sông Thu Bồn. Qua việc đánh giá sự phân bố trầm tích trong vùng tác động của các đứt gãy, chúng tôi đã đánh giá phương thức dịch chuyển của đứt gãy, định lượng biên độ, tốc độ sụt lún của một số đứt gãy chính tại khu vực này trong thời gian kỷ Đệ tứ như sau: Các đứt gãy F2-04 chuyển động sụt lún đều từ đầu Pleistocen giữa (Q12) đến Pleistocen muộn - phần muộn (Q13(2)). Đứt gãy F2-01 sụt lún đều từ giai đoạn Pleistocen muộn – phần muộn (Q13(2)) đến Holocen giữa – muộn (Q22-3), nhưng cuối Pleistocen muộn – phần muộn (khoảng 17,1 ngàn năm trước) có sự dịch chuyển mạnh hơn. Đứt gãy F2-01 sụt lún với tốc độ lớn nhất là 2,41mm/năm; đứt gãy F2-04 là 1,97mm/năm. Ngoài ra, biên độ sụt lún lớn nhất diễn ra tại cuối Pleistocen muộn, phần muộn là 13,03m và đang diễn ra mạnh trong giai đoạn hiện tại với biên độ 16,89m. Các kết quả này giúp đánh giá đặc điểm tích tụ trầm tích Đệ tứ tại đồng bằng Quảng Nam, hiệu chỉnh sự thay đổi mực nước biển tại đây so với sự thay đổi mực nước biển chung vùng Nam Trung Bộ. Từ khóa: đứt gãy Đệ tứ, đứt gãy hiện đại, tốc độ sụt lún 1 Đặt vấn đề Trầm tích Đệ tứ là trầm tích trẻ nhất phân bố ở lớp trên cùng của vỏ thạch quyển, chưa có thời gian và các điều kiện cần thiết để gắn kết thành đá trầm tích, các trầm tích cổ nhất này hình thành cách đây 1,806 triệu năm, được hình thành theo quy luật của trầm tích học trong mối quan hệ Nguồn