Bài viết với nội dung: tên ngôn ngữ theo cách phân định thành phần dân tộc; tên ngôn ngữ theo cách phân loại ngôn ngữ; đôi điều gợi ý cho việc định chủ đề. Để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu bài viết. | Góp ý về biên soạn tiêu đề đề mục “Việt Nam - Các ngôn ngữ” BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 5/2008 GÓP Ý VỀ BIÊN SOẠN TIÊU ĐỀ ĐỀ MỤC « Việt Nam - Các ngôn ngữ » PGS. TS. VƯƠNG TOÀN Phòng Nghiệp vụ Viện Thông tin Khoa học Xã hội 1. Mở đầu Công tác phân loại – biên mục tài liệu ở một thư viện, dù theo cách nào, thì cũng có đề mục Ngôn ngữ. Có dịp đọc bản dịch ra tiếng Việt (của Phạm Thị Lệ Hương) Tiêu đề "Việt Nam" trong bản tiêu đề đề mục của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ (của Thomas Mann), xin được góp đôi ý kiến về Bảng số 3, dành cho Vietnam - Languages, mà trước hết, chúng tôi muốn thay những bằng các và xin dịch là Việt Nam - Các ngôn ngữ. Nhân đó, cũng muốn được góp một phần cụ thể vào công việc Định chủ đề & Biên soạn Khung Tiêu đề đề mục mà ngành thư viện đang đặt ra. Chúng ta biết rằng tên ngôn ngữ và tên dân tộc thuộc phạm vi nghiên cứu của môn tên gọi (hay danh học - onomastics). Tên ngôn ngữ thường gắn với tên một dân tộc (hay còn gọi là tộc danh - ethnonyme)1. Một ngôn ngữ có thể được sử dụng ở nhiều nước khác nhau (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha,.) và một dân tộc có thể sử dụng các ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ của mình làm ngôn ngữ chính thức, ngôn ngữ làm việc, ngôn ngữ giao tiếp chung . nhất là trong điều kiện của một cộng đồng đa dân tộc (như tiếng Việt được dùng làm "tiếng phổ thông" cho cộng đồng các dân tộc Việt Nam). Tên dân tộc có thể có nguồn gốc khác nhau: tên tự gọi hay được gọi. Khi xác định thành phần dân tộc, các nhà nghiên cứu có cách phân định của mình, họ thường dựa trên những cứ liệu khoa học và đưa ra một tên gọi, có thể không hoàn toàn trùng với tên tự gọi hoặc thường gọi. Xét theo nguồn gốc, có tên tự gọi, tên do (các) dân tộc khác gọi, tên do (các) nhà nghiên cứu đặt (và / hoặc dịch ra tiếng nước ngoài) và quan trọng là tên chính thức được ghi trong các văn bản có tính pháp quy của một nhà nước. Chính do vậy mà những tên gọi