Mục tiêu chung của luận án là nghiên cứu những vấn đề lý luận về chính sách Nhà nước nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà phê vùng Tây Nguyên và đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà phê vùng Tây Nguyên. | Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Hoàn thiện chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà phê vùng Tây Nguyên 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Cà phê là ngành hàng nông sản chiến lược của Việt Nam, sản lượng xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới, đóng góp 10% GDP nông nghiệp, 5% tổng giá trị xuất khẩu, cung cấp hơn 1 triệu việc làm và tạo 50% sinh kế cho người dân Tây Nguyên. Thương hiệu cà phê Việt Nam đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường thế giới và những sản phẩm cà phê Việt Nam được người tiêu dùng quốc tế yêu chuộng. Với trên 570 ngàn ha diện tích trồng cà phê đang cho thu hoạch, trung bình sản lượng đạt từ 1,4 đến 1,6 triệu tấn/năm. Theo số liệu thống kê, có khoảng trên 550 ngàn nông hộ tham gia sản xuất trực tiếp cà phê với hơn 1,6 triệu lao động. Ngoài lao động trực tiếp tham gia chuỗi sản xuất, thu mua, kinh doanh xuất nhập khẩu, ngành cà phê còn thu hút lao động nhàn rỗi tại các tỉnh lân cận tập trung về khu vực Tây Nguyên trong thời gian thu hái để làm thuê. Thúc đẩy xuất khẩu cà phê là một trong những giải pháp quan trọng và cấp thiết đối với vùng Tây Nguyên bởi những lý do cơ bản sau: Thứ nhất, Việt Nam là nước XK cà phê Robusta (cà phê vối) lớn nhất thế giới, trong đó Tây Nguyên là thủ phủ của cây cà phê với sản lượng chiếm khoảng 92% sản lượng cà phê của cả nước. Cà phê đã thực sự trở thành cây trồng chủ lực, cây xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Với sản lượng trên 1,6 triệu tấn cà phê nhân/năm. Cà phê đóng góp khoảng 10% GDP nông nghiệp, 5% tổng giá trị xuất khẩu, cung cấp hơn 1 triệu việc làm và tạo 50% sinh kế cho người dân Tây Nguyên. Là một trong những ngành hàng chiến lược của Việt Nam, cà phê có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trọng đối với đời sống kinh tế của người dân, đặc biệt là người .