Trong bài viết này, nhóm tác giả tập trung phân tích, đánh giá về bất chỉnh hợp Miocen giữa khu vực phụ trũng Đông Bắc bể Nam Côn Sơn. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả trên cơ sở kết quả minh giải địa chấn và những nghiên cứu khác cho thấy: Vào thời kỳ gần cuối Miocen giữa khi diễn ra hoạt động nghịch đảo, địa hình bề mặt trầm tích thay đổi rất mạnh, nhiều nơi khác hẳn với bản đồ cấu trúc nóc Miocen giữa hiện tại; tính kế thừa địa hình của các thành tạo Miocen giữa cũng thay đổi mạnh theo chiều ngang. Địa hình bề mặt trầm tích cổ và sự thay đổi mức độ kế thừa địa hình theo chiều ngang vùng nghiên cứu được coi là một trong những cơ sở quan trọng để biện luận, lập dữ liệu đầu vào về địa chất và địa hóa cho mô hình địa hóa đá mẹ phục vụ công tác khoan dầu khí. | Đánh giá quá trình vận động của thành tạo Miocen giữa khu vực phụ trũng đông bắc bể Nam Côn Sơn phục vụ lập dữ liệu đầu vào cho mô hình địa hóa đá mẹ PETROVIETNAM ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA THÀNH TẠO MIOCEN GIỮA KHU VỰC PHỤ TRŨNG ĐÔNG BẮC BỂ NAM CÔN SƠN PHỤC VỤ LẬP DỮ LIỆU ĐẦU VÀO CHO MÔ HÌNH ĐỊA HÓA ĐÁ MẸ TS. Nguyễn Thị Dậu1, KS. Phan Mỹ Linh2, KS. Phan Văn Thắng2 1 Hội Dầu khí Việt Nam 2 Viện Dầu khí Việt Nam Tóm tắt Công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở bể Nam Côn Sơn được tiến hành từ rất sớm, đến nay nhiều phát hiện dầu/ khí đã được phát triển đưa vào khai thác như các mỏ Đại Hùng, Rồng Đôi, Hải Thạch, Mộc Tinh, Lan Tây Một số ý kiến cho rằng hầu hết các cấu tạo khu vực phụ trũng Đông Bắc phát triển theo phương hệ thống đứt gãy hướng Đông Bắc - Tây Nam và có xu thế kế thừa từ Miocen sớm cho tới Miocen muộn. Việc phân tích và dự báo cổ địa hình bề mặt trầm tích tại từng thời kỳ địa chất, đặc biệt trong thời kỳ diễn ra quá trình di cư và hình thành các tích tụ dầu/khí là một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào sự thành công của công tác khoan thăm dò và khai thác dầu khí. Trong bài viết này, nhóm tác giả tập trung phân tích, đánh giá về bất chỉnh hợp Miocen giữa khu vực phụ trũng Đông Bắc bể Nam Côn Sơn. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả trên cơ sở kết quả minh giải địa chấn và những nghiên cứu khác cho thấy: Vào thời kỳ gần cuối Miocen giữa khi diễn ra hoạt động nghịch đảo, địa hình bề mặt trầm tích thay đổi rất mạnh, nhiều nơi khác hẳn với bản đồ cấu trúc nóc Miocen giữa hiện tại; tính kế thừa địa hình của các thành tạo Miocen giữa cũng thay đổi mạnh theo chiều ngang. Địa hình bề mặt trầm tích cổ và sự thay đổi mức độ kế thừa địa hình theo chiều ngang vùng nghiên cứu được coi là một trong những cơ sở quan trọng để biện luận, lập dữ liệu đầu vào về địa chất và địa hóa cho mô hình địa hóa đá mẹ phục vụ công tác khoan dầu khí. Từ khóa: Bất chỉnh hợp Miocen giữa, “chống nóc” ngược chiều, phụ .