Sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phân hữu cơ chất lượng cao. Phân hữu cơ sinh học là sản phẩm của quá trình ủ compost gồm chất hữu cơ, vi sinh vật dị dưỡng và các nguyên tố vi lượng có lợi cho cây trồng. Trong nghiên cứu này, phân hữu cơ sinh học từ mạt cưa sau thu hoạch nấm và chất thải chăn nuôi được khảo sát. Hỗn hợp mạt cưa : phân lợn (khối lượng : khối lượng) hoặc mạt cưa : phân gà (khối lượng: khối lượng) được ủ với 1% chế phẩm Tribio có chứa Trichoderma T1 và 5% mật rỉ đường. 30 ngày sau, 1% chế phẩm Tribio và 1% A-N fixing có chứa Azotobacter được bổ sung vào đống ủ. Quá trình ủ được kết thúc sau đó 12 ngày. Sự đảo trộn được thực hiện 1 lần/tuần trong suốt quá trình ủ. Kết quả thử nghiệm cho thấy tỷ lệ phối trộn mạt cưa : phân lợn (1 : 1) và mạt cưa : phân gà (1 : 1,5) cho sản phẩm phân bón với các thông số gồm: tỷ số C/N = 15-17; độ ẩm = 48-49%; carbon hữu cơ = 25-34%; nitơ tổng = 1,5- 2,2%; phosphor tổng = 0,7-1,5%; axit humic = 5,1-5,9% và vi sinh vật hữu ích Trichoderma T1 > 1 × 107 CFU/g và Azotobacter | Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phế phẩm mạt cưa sau thu hoạch nấm và chất thải chăn nuôi TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 154-160 SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC TỪ PHẾ PHẨM MẠT CƯA SAU THU HOẠCH NẤM VÀ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI Dương Đức Hiếu*, Lê Công Nhất Phương, Võ Thị Kiều Thanh, Lê Thị Ánh Hồng, Trần Quang Vinh, Phùng Huy Huấn Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (*)hieuitb@ TÓM TẮT: Sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phân hữu cơ chất lượng cao. Phân hữu cơ sinh học là sản phẩm của quá trình ủ compost gồm chất hữu cơ, vi sinh vật dị dưỡng và các nguyên tố vi lượng có lợi cho cây trồng. Trong nghiên cứu này, phân hữu cơ sinh học từ mạt cưa sau thu hoạch nấm và chất thải chăn nuôi được khảo sát. Hỗn hợp mạt cưa : phân lợn (khối lượng : khối lượng) hoặc mạt cưa : phân gà (khối lượng: khối lượng) được ủ với 1% chế phẩm Tribio có chứa Trichoderma T1 và 5% mật rỉ đường. 30 ngày sau, 1% chế phẩm Tribio và 1% A-N fixing có chứa Azotobacter được bổ sung vào đống ủ. Quá trình ủ được kết thúc sau đó 12 ngày. Sự đảo trộn được thực hiện 1 lần/tuần trong suốt quá trình ủ. Kết quả thử nghiệm cho thấy tỷ lệ phối trộn mạt cưa : phân lợn (1 : 1) và mạt cưa : phân gà (1 : 1,5) cho sản phẩm phân bón với các thông số gồm: tỷ số C/N = 15-17; độ ẩm = 48-49%; carbon hữu cơ = 25-34%; nitơ tổng = 1,5- 2,2%; phosphor tổng = 0,7-1,5%; axit humic = 5,1-5,9% và vi sinh vật hữu ích Trichoderma T1 > 1 × 107 CFU/g và Azotobacter < 1 × 105 CFU/g. Các thông số này đạt tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Từ khóa: A-N fixing, chất thải chăn nuôi, chế phẩm Tribio, mạt cưa, phân hữu cơ sinh học. MỞ ĐẦU sau khi thu hoạch nấm, chất thải từ chăn nuôi Hiện nay, nông nghiệp được xem là ngành lợn, gia cầm. để sản xuất ra phân bón hữu cơ kinh tế mũi nhọn của huyện Phú Giáo, tỉnh Bình sinh học, việc này không những xử lý được Dương. Theo thống kê của Phòng Kinh tế huyện, lượng chất thải