Bài viết trình bày một số nội dung và biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo cho học sinh ở trường trung học phổ thông qua hoạt động dạy học Lịch sử. | TÍCH HỢP GIÁO DỤC Ý THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO QUỐC GIA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SV Trịnh Quân Đạt Lớp ĐHSSỬ 15A GVHD ThS. Trần Thị Hiền Tóm tắt Bảo vệ chủ quyền đất nước nói chung và chủ quyền biển và hải đảo nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng của tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Do đó giáo dục và nâng cao nhận thức về trách nhiệm đối với bảo vệ chủ quyền biển và hải đảo là cần thiết đặc biệt là thông qua giảng dạy môn Lịch sử. Bài viết trình bày một số nội dung và biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo cho học sinh ở trường trung học phổ thông THPT qua hoạt động dạy học lịch sử. Từ khoá Tích hợp chủ quyền biển đảo dạy học lịch sử. 1. Đặt vấn đề Chủ quyền biển đảo và biên giới quốc gia là bất khả xâm phạm. Bởi lẽ biển đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển từ xưa đến nay của dân tộc Việt Nam. Trong khi thế giới đang bước vào kỉ nguyên đại dương thì chiến lược hướng biển đã trở thành xu thế chủ đạo của nhiều quốc gia tiếp giáp với biển. Chính vì vậy mà những nội dung kiến thức liên quan đến bảo vệ chủ quyền biển đảo đã xuất hiện trong các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội đặc biệt là môn Lịch sử và Địa lý. Tuy nhiên để học sinh HS có cái nhìn tổng quát về vị trí địa lý lịch sử bảo vệ chủ quyền những cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thì môn Lịch sử với những cứ liệu lịch sử cụ thể sẽ là biện pháp toàn diện và hiệu quả nhất. Trên thực tế việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia chưa được chú trọng lắm nội dung chưa được đề cập một cách cụ thể hệ thống trong sách giáo khoa kênh hình lại chưa có ghi chú và thiếu tính thống nhất. Chính vì vậy chưa có phương pháp và hình thức dạy học phù hợp giáo viên còn lúng túng trong biện pháp tích hợp kiến thức giáo dục nên hiệu quả chưa cao nhận thức của học sinh về vấn đề này vì vậy mà mơ hồ mờ nhạt. Đây là một thiếu sót trong dạy học và giáo dục .