Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 2 - Trường ĐH Thăng Long

Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng trang bị cho sinh viên những kỹ năng phân tích và đưa ra các quyết định liên quan đến xây dựng và vận hành chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, học phần cũng hướng tới mục tiêu phát triển kỹ năng mềm của người học như kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng phát triển bản thân. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 sau đây. | Chương V HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI Số giờ lý thuyết 3 bài tập 4 Mục tiêu của chương Nắm được khái niệm và tầm quan trọng của kênh phân phối đối với doanh nghiệp nói riêng và chuỗi cung ứng nói chung. - Nắm được cấu trúc và các hình thức tổ chức hệ thống kênh phân phối - Nắm vững quy trình xây dựng kênh phân phối và các công việc cần làm để quản trị kênh phân phối của một doanh nghiệp Thiết kế và biết cách quản trị được kênh phân phối cho doanh nghiệp Tài liệu tham khảo 1 Tomas Hult David Closs David Frayer 2014 Global Supply Chain Management Mc Graw Hill Education chương 7 2 Michael. H. Hugos 2017 Nguyên lý quản trị chuỗi cung ứng Nhà xuất bản Thế Giới chương 4 Trang thiết bị cần cho việc dạy học phòng học máy chiếu . TỔNG QUAN VỀ KÊNH PHÂN PHỐI . Khái niệm Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kênh phân phối tùy theo mục đích nghiên cứu của chủ thể nghiên cứu. Theo quan niệm của những người sản xuất kênh phân phối được hiểu là các hình thức di chuyển sản phẩm qua các trung gian khác nhau . Có định nghĩa như vậy là vì các nhà sản xuất có thể sử dụng các loại trung gian thương mại khác nhau để đưa sản phẩm tới người tiêu dùng. Theo những người trung gian phân phối như bán buôn bán lẻ những người hy vọng có được lượng hàng dữ trữ thuận lợi từ những người sản xuất và tránh các rủi ro liên quan đến chức năng này nên họ định nghĩa Kênh phân phối là các dòng chuyển quyền sở hữu . Người tiêu dùng thì cho rằng kênh phân phối là các trung gian đứng giữa họ và người sản xuất . Kênh phân phối là một tổ chức hệ thống các quan hệ với các doanh nghiệp và cá nhân bên ngoài để quản lý các hoạt động phân phối tiêu thụ sản phẩm nhằm thực hiện các mục tiêu trên thị trường. Nhà sản xuất có thể thiết lập hệ thống phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng một cách trực tiếp gián tiếp qua các nhà trung gian hay bằng phương pháp hỗn hợp. Điều này đã hình thành nên các kênh phân phối khác nhau . Chức năng của kênh phân phối Chức năng cơ bản nhất .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
225    51    1    20-04-2024
5    89    1    20-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.