Ước tính lượng khí phát thải do đốt rơm rạ trên đồng ruộng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Trồng lúa là một trong những hoạt động sản xuất chính của người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Sau khi thu hoạch, rơm rạ được xử lý bằng nhiều cách khác nhau nhưng chủ yếu là đốt, việc này vừa gây lãng phí nguồn tài nguyên vừa phát thải ra môi trường một lượng lớn khí độc hại. | Bài báo khoa học Ước tính lượng khí phát thải do đốt rơm rạ trên đồng ruộng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Trần Xuân Dũng1 Nguyễn Huỳnh Thy1 1Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQG HCM txdung@ nghthy140699@ Tác giả liên hệ txdung@ Tel. 84 792293359 Tóm tắt Trồng lúa là một trong những hoạt động sản xuất chính của người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL . Sau khi thu hoạch rơm rạ được xử lý bằng nhiều cách khác nhau nhưng chủ yếu là đốt việc này vừa gây lãng phí nguồn tài nguyên vừa phát thải ra môi trường một lượng lớn khí độc hại. Nghiên cứu sử dụng phần mềm ALU Agriculture and Land Use National Greenhouse Gas Inventory để ước tính lượng phát thải khí do hoạt động đốt rơm rạ này gây ra. Kết quả cho thấy tại ĐBSCL năm 2012 hoạt động đốt rơm rạ phát thải 1598 8 nghìn tấn khí CO kế đến là khí CH4 khoảng 164 9 nghìn tấn còn lại khí NOx là 39 2 nghìn tấn và khí N2O là 1 2 nghìn tấn. Đến năm 2020 với sự thay đổi về sản lượng lúa và tỷ lệ đốt rơm rạ giảm nên lượng khí thải ước tính giảm xuống còn 1123 6 nghìn tấn khí CO khí CH4 cũng giảm xuống còn 115 9 nghìn tấn khí NOx còn 27 5 nghìn tấn và N2O còn 0 8 nghìn tấn. Điều này cho thấy xu hướng tích cực trong việc giảm phát thải khí từ hoạt động đốt rơm rạ tại ĐBSCL tuy lượng khí thải ra hiện vẫn còn tương đối lớn. Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm dữ liệu hỗ trợ kiểm kê phát thải cũng như sử dụng trong quản lý chất lượng môi trường không khí ở Việt Nam. Từ khóa Đốt rơm rạ Phát thải khí Đồng bằng sông Cửu Long. 1. Mở đầu Theo các đánh giá của Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu IPCC nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu là do sự phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính quá mức từ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của con người. Để cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Môi trường và Phát triển tại Rio de Jainero vào năm 1992 hơn 155 quốc gia đã ký kết Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu UNFCCC công ước nhằm hạn .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
119    128    1    26-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.