Các học thuyết về giá trị thặng dư là một công trình khoa học lớn nghiên cứu về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, là hòn đá tảng trong toàn bộ học thuyết kinh tế của C. Mác. Phần 2 của tài liệu có nội dung trình bày về Nếch- ke - mưu toan trình bày sự đối lập của các giai cấp trong chủ nghĩa tư bản như là sự đối lập giữa sự nghèo nàn và sự giàu có; biểu kinh tế của Kê-nê; lanh-ghê - sự phê phán đầu tiên đối với các quan điểm tư sản tự do về sự "tự do" của công nhân; . Mời các bạn cùng tham khảo! | 426 CHƯƠNG V NẾCH-KE MƯU TOAN TRÌNH BÀY SỰ ĐỐI LẬP CỦA CÁC GIAI CẤP TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NHƯ LÀ SỰ ĐỐI LẬP GIỮA SỰ NGHÈO NÀN VÀ SỰ GIÀU CÓ Những đoạn trích dẫn trên đây của Lanh-ghê chứng tỏ rằng ông ta đã hiểu rõ tính chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa94 . Tuy vậy ở đây sau Nếch-ke sẽ còn dành một đoạn nói đến Lanh-ghê một lần nữa 95 . Trong cả hai tác phẩm của mình cuốn quot Sur la Législation et le Commerce des Grains quot xuất bản lần đầu tiên năm 1775 và cuốn quot De l Administration des Finances de la France quot . Nếch-ke chứng minh rằng sự phát triển của sức sản xuất của lao động chỉ có tác dụng là làm cho người công nhân chi phí ít thời gian hơn để tái sản xuất ra tiền công của bản thân họ và do đó dành nhiều thời gian hơn để làm việc không công cho người thuê họ. Đồng thời Nếch-ke đã làm đúng khi lấy tiền công trung bình tiền công tối thiểu làm cơ sở. Nhưng về thực chất thì điều làm cho ông ta quan tâm không phải là bản thân sự chuyển hóa lao động thành tư bản và sự tích lũy tư bản nhờ quá trình đó mà đúng ra là sự phát triển chung của sự đối lập giữa nghèo và giàu giữa sự nghèo khổ và sự xa hoa sự phát triển đó dựa trên cái cơ NẾCK-KE 427 sở là số lượng lao động đòi hỏi để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt cần thiết càng giảm xuống bao nhiêu thì một bộ phận lao động ngày lại càng trở nên thừa bấy nhiêu và vì thế mà nó có thể được dùng để sản xuất ra những xa xỉ phẩm có thể được sử dụng vào lĩnh vực sản xuất khác bấy nhiêu. Một phần những xa xỉ phẩm ấy có khả năng tự bảo tồn lại như vậy là những xa xỉ phẩm được tích lũy vào tay những kẻ từ thế kỷ này sang thế kỷ khác chi phối được lao động thặng dư và vì thế mà sự đối lập nói trên ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Điều quan trọng là Nếch-ke cho rằng của cải của những đẳng cấp không lao động 420 - tức là lợi nhuận và địa tô - nói chung là do lao động thặng dư mà ra. Còn trong khi xét giá trị thặng dư thì ông ta chỉ muốn nói đến giá trị thặng dư tương đối có được không phải do kéo dài toàn bộ ngày