Bài viết trình bày tổng quan về quá trình ra đời và phát triển của làng Kế Võ (Vinh Xuân – Phú Vang – Thừa Thiên Huế) từ vì trí địa lý, lịch sử hình thành, các phong tục tập quán tại làng Kế Võ, các giá trị văn hóa của làng Kế Võ tỉnh Thừa Thiên Huế. | QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG KẾ VÕ VINH XUÂN PHÚ VANG THỪA THIÊN HUẾ TRẦN VĂN ÁN Khoa Lịch sử Làng Kế Võ thuộc xã Vinh Xuân huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế. Làng nằm giữa xã Vinh Xuân phía Đông Nam thành phố Huế trong tọa độ địa lý 107043 kinh Đông và 16014 vĩ độ Bắc. Phía Bắc giáp với làng Tân Sa phía Nam giáp với làng Xuân Thiên Thượng phía Đông giáp với Biển Đông phía Tây giáp với đầm phá Hà Trung. Lúc đầu mới thành lập làng diện tích còn nhỏ hẹp ranh giới chưa phân định chặt chẽ. Vốn lấy nghề nông làm chính phần đất phía Tây của làng là đồng ruộng nên có phần phân định rõ ràng hơn giáp với Tân Sa bấy giờ gọi là Đồng Quai Mọ tiếp về hướng Nam là Đồng Hạc Can và Đồng Dáng Phụ tiếp đó là cánh đồng giáp với đồng làng Xuân Thiên Thượng do một nhóm người Hà Úc quản lý. Phần đất phía Đông là đồi cát ven biển thì ít được quan tâm. Tương truyền đồng Hà Úc là nơi người Hà Úc làm ăn sinh sống cánh đồng thì rộng mà dân Hà Úc chủ yếu làm nghề chài lưới. Vì vậy các vị chức sắc trong làng ngồi lại bàn với nhau để có thêm đất ruộng cho cư dân trong làng làm ăn. Theo ý kiến của một ngài khai khẩn họ Trần thì nên mời người lớn tuổi có địa vị của nhóm người Hà Úc ăn một bữa và nói chuyện. Người trong làng chuẩn bị một trẹt bánh ít và bánh bèo rồi mời họ đến ăn để nói rằng Các ông vốn nghề biển ở đây cũng chẳng thuận lợi cho việc đánh bắt các ông nên đi theo hướng Nam về một đoạn nữa vùng dưới ấy có bãi cá tôm nhiều. Sau đó những người này đã đi về làng Hà Úc sinh sống bây giờ thuộc xã Vinh An cách Vinh Xuân bởi xã Vinh Thanh. Từ đó cánh đồng Hà Úc được nhập vào diện tích đất làng thành ra cách đồng thứ tư của làng và có tên là Đồng Hà Úc. Về phía Bắc địa giới ổn định với làng Tân Sa nhưng phía Đông Bắc còn chưa phân định rõ ràng. Lúc này ông tổ đời thứ 7 của họ Trần là Trần Công Khuyến làm Ngự Y dưới triều Nguyễn đã đích thân về quê ổn định ranh giới giữa hai làng. Kết quả là đường bờ biển của làng kéo dài gần 1 5 km định hình và ổn định về cơ bản diện tích của .