Bài viết Quy định pháp luật về tự chủ đại học ở Việt Nam – những vấn đề đặt ra trình bày một số vấn đề vướng mắc dưới góc độ pháp lý trong quá trình thực hiện pháp luật về tự chủ đại học ở Việt Nam để tiếp tục trao đổi, nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện tự chủ đại học trong bối cảnh Luật GDĐH (sửa đổi) bắt đầu triển khai trong thực tiễn. | QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỰ CHỦ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Vũ Thị Lan Anh Trường Đại học Luật Hà Nội Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học sau đây gọi tắt là Luật GDĐH sửa đổi được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 vào ngày 19 11 2018 và bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01 07 2019. Luật GDĐH sửa đổi đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc thúc đẩy thực hiện tự chủ đại học nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Về cơ bản Luật GDĐH sửa đổi đã tháo gỡ những vướng mắc bất cập trong quá trình thi hành Luật GDĐH năm 2012 liên quan đến tự chủ đại học thiết lập một cơ chế thông thoáng để mở rộng và nâng cao hiệu quả tự chủ đại học. Tuy nhiên với tính chất và mục tiêu sửa đổi Luật GDĐH lần này vẫn còn những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ở cả khía cạnh lý luận và thực tiễn để hoàn thiện hơn nữa quy định pháp luật về tự chủ đại học ở Việt Nam tiệm cận với các thông lệ quốc tế đáp ứng yêu cầu hội nhập. Trong khuôn khổ bài viết này trên cơ sở các quy định pháp luật về tự chủ đại học hiện hành tác giả chỉ ra một số vấn đề vướng mắc dưới góc độ pháp lý trong quá trình thực hiện pháp luật về tự chủ đại học ở Việt Nam để tiếp tục trao đổi nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện tự chủ đại học trong bối cảnh Luật GDĐH sửa đổi bắt đầu triển khai trong thực tiễn. 1. Tổng quan quy định pháp luật về tự chủ đại học ở Việt Nam Tự chủ đại học tuy được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng nhìn chung là sự chủ động tự xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện các mục tiêu tự quyết định và có trách nhiệm đối với các quyết định đó trong các hoạt động của cơ sở GDĐH trên cơ sở quy định của pháp luật. Tự chủ đại học có nghĩa là các cơ sở GDĐH được nắm trong tay vận mệnh của chính mình có động lực để đổi mới nhằm đạt hiệu quả hoạt động cao hơn tăng tính cạnh tranh giữa các cơ sở GDĐH. Do vậy quản trị đại học theo hướng trao quyền tự chủ cho các trường đại học được coi là trọng