Tự chủ đại học - các khoảng cách trong nhận thức và sự không đồng bộ về thể chế

Bài viết Tự chủ đại học - các khoảng cách trong nhận thức và sự không đồng bộ về thể chế giới thiệu qua về sự phát triển của chủ đề này trên thế giới và ở Việt Nam, và phân tích một số cản trở của việc triển khai chính sách tự chủ đại học vào thực tiễn GDĐH nước ta. | TỰ CHỦ ĐẠI HỌC - CÁC KHOẢNG CÁCH TRONG NHẬN THỨC VÀ SỰ KHÔNG ĐỒNG BỘ VỀ THỂ CHẾ Lâm Quang Thiệp Trường Đại học Thăng Long Tự chủ đại học là một chủ đề có lẽ được đề cập đến nhiều nhất trong cộng đồng giáo dục đại học GDĐH vào những năm gần đây. Bài viết này sẽ giới thiệu qua về sự phát triển của chủ đề này trên thế giới và ở Việt Nam và phân tích một số cản trở của việc triển khai chính sách tự chủ đại học vào thực tiễn GDĐH nước ta. 1. Tự chủ đại học thế giới và Việt Nam Tự chủ đại học là một chủ đề không hề mới nó được nói đến rất nhiều trên thế giới và ở nước ta và chắc sẽ còn được bàn cãi tiếp tục và mãi mãi khi nào trên đời này còn tồn tại trường đại học. Các loại nhà trường phần lớn liên quan đến nhà nước và tôn giáo đã ra đời trên thế giới cách đây khoảng ba nghìn năm. Tuy nhiên khi xác định thời điểm ra đời của trường đại học các nhà nghiên cứu lịch sử GDĐH phương Tây đã thống nhất với nhau rằng khi nào xuất hiện loại nhà trường có quyền tự chủ đối với nhà nước và tôn giáo thì xem như bắt đầu có trường đại học The History of Higher Education 1997 . Ở châu Âu đó là vào khoảng thế kỷ thứ 12 với trường Bologna ở Ý và một số trường khác ở Anh Pháp. Sau đó khái niệm tự chủ đại học được nhắc đến nhiều nhất với sự ra đời của đại học kiểu Humboldt vào đầu thế kỷ 19 ở Đức với các tiêu chí tự chủ tự do học thuật và gắn kết giữa giảng dạy với nghiên cứu Lâm Quang Thiệp 2018 . Vận dụng kinh nghiệm quốc tế trong thập niên đầu đổi mới sau năm 1986 ở nước ta khái niệm quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của trường đại học đã được đưa vào Luật Giáo dục đầu tiên năm 1998. Để đảm bảo thực thi các khái niệm đó trong các cơ sở GDĐH thực thể Hội đồng trường được đưa vào Điều lệ trường đại học đầu tiên năm 2003. Sau đó trong các Luật Giáo dục và Luật GDĐH luôn luôn nhắc lại và ngày càng làm rõ thể chế tự chủ đại học. Tuy nhiên cho đến nay thể chế tự chủ đại học vẫn không thâm nhập suôn sẽ vào thực tiễn GDĐH vì rất nhiều lý do. Dưới đây chúng ta thử phân tích một vài lý do

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.