Tài liệu tìm hiểu chương trình môn Vật lí này giúp giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục có cái nhìn khái quát bước đầu về Chương trình môn Vật lí trong Chương trình giáo dục phổ thông mới. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TÀI LIỆU TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH MÔN VẬT LÍ Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 HÀ NỘI 2019 0 MỤC LỤC I. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔN HỌC. 2 II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN VẬT LÍ . 3 III. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH MÔN VẬT LÍ . 4 IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC. 5 V. NỘI DUNG GIÁO DỤC . 8 VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC . 11 VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC. 26 VIII. THIẾT BỊ DẠY HỌC . 27 1 Tài liệu này giúp giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục có cái nhìn khái quát bước đầu về Chương trình môn Vật lí trong Chương trình giáo dục phổ thông mới. I. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔN HỌC 1. Vị trí và tên môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông Trong nhà trường phổ thông giáo dục vật lí được phân bố ở cả ba cấp học với các mức độ khác nhau nhằm giúp học sinh có được những kiến thức kĩ năng phổ thông cốt lõi của Vật lí học và ứng dụng của chúng trong cuộc sống. Ở trung học phổ thông giáo dục vật lí được thực hiện chủ yếu ở môn Vật lí. 2. Vai trò và tính chất của môn học trong giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp Ở giai đoạn giáo dục cơ bản cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở nội dung giáo dục vật lí được đề cập trong các môn học Tự nhiên và Xã hội lớp 1 lớp 2 lớp 3 Khoa học lớp 4 lớp 5 Khoa học tự nhiên từ lớp 6 đến lớp 9 . Nội dung giáo dục vật lí trong giai đoạn này góp phần đắc lực giúp học sinh phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên. Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp cấp trung học phổ thông Vật lí là môn học thuộc nhóm môn Khoa học tự nhiên được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Những học sinh có định hướng nghề nghiệp cần vận dụng nhiều kiến thức kĩ năng vật lí được học thêm các chuyên đề học giai đoạn này môn Vật lí giúp học sinh tiếp tục phát triển các phẩm chất năng lực đã được định hình trong giai đoạn giáo dục cơ bản tạo điều kiện để học sinh bước đầu nhận biết đúng năng lực sở trường của bản thân có thái độ tích cực đối với môn học. .