Bài viết "Kết hợp kinh tế tuần hoàn với phát triển bền vững đô thị: Chuyển đổi số trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Hà Nội" đề xuất phương pháp tiếp cận số trong quản lý CTRSH tại các thành phố lớn như Hà Nội. Theo đó, người dân được yêu cầu phân loại các loại chất thải có thể tái chế và không thể tái chế ngay tại nguồn. Các loại chất thải có thể tái chế được hỗ trợ đặt bán trực tuyến cho các công ty tái chế tùy theo chủng loại CTRSH, trong khi các loại chất thải không tái chế sẽ phải trả phí theo quy định . | KẾT HỢP KINH TẾ TUẦN HOÀN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐÔ THỊ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Ở HÀ NỘI Nguyễn Công Thành Trương Đình Đức Trường Đại học Kinh tế quốc dân Tóm tắt Sự gia tăng dân số nhanh chóng đã gây ra nhiều sức ép cho xã hội trong đó có áp lực cho việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị CTRSH . Hiện nay tình trạng quản lý CTRSH ở các thành phố lớn ở Việt Nam đang phải đối mặt với các thách thức lớn như thiếu hệ thống phân loại và tái chế rác thiếu thông tin về nguồn và chủng loại CTRSH phát sinh thiếu bãi chôn lấp rác. Trong báo cáo này chúng tôi đề xuất phương pháp tiếp cận số trong quản lý CTRSH tại các thành phố lớn như Hà Nội. Theo đó người dân được yêu cầu phân loại các loại chất thải có thể tái chế và không thể tái chế ngay tại nguồn. Các loại chất thải có thể tái chế được hỗ trợ đặt bán trực tuyến cho các công ty tái chế tùy theo chủng loại CTRSH trong khi các loại chất thải không tái chế sẽ phải trả phí theo quy định. Tùy theo chất lượng số lượng và chủng loại CTRSH người dân sẽ được nhận tiền hay phải chi trả bổ sung tiền cho hoạt động quản lý CTRSH. Các công ty vận chuyển sẽ đóng vai trò vận chuyển CTRSH từ người bán đến địa điểm người mua yêu cầu. Từ khóa Kinh tế tuần hoàn Chất thải rắn sinh hoạt Phát triển bền vững Phát triển đô thị bền vững. 1. Giới thiệu Nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hoá đã và đang sử dụng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên gây ô nhiễm môi trường. Những thiệt hại nghiêm trọng về hệ sinh thái đã gây ra sự quá tải đối với sự phát triển kinh tế và xã hội trên quy mô toàn thế giới và là mối quan tâm của cộng đồng quốc tế. Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng gay gắt đã trở thành điểm nghẽn hạn chế sự phát triển bền vững về kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển. Vấn đề cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là mối quan tâm sâu sắc của các quốc gia vì nó liên quan đến sinh kế của người dân và trách nhiệm quốc tế Fan et al. 2021 . Chất